Đạo sĩ Trương Tam Phong
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, là người đã sáng lập nên môn phái Thái Cực Quyền và Thái Cực kiếm nổi tiếng Trung Quốc. Ông còn có nhiều tên khác như: Trương Toàn Nhất, Trương Thông Huyền Huyền Tử (tên hiệu).
Theo cổ thư Trung Hoa có ghi chép, Trương Tam Phong là người có ngoại hình cổ quái, tóc dài, mặt đỏ, râu rậm, ăn khỏe như cọp, đi nhanh như gió. Trong lịch sử Trung Quốc, khi nói đến Thiếu Lâm không thể nhắc tới Đạt Ma Tổ Sư, còn khi nhắc tới Võ Đang Gia Quyền thì không thể không nói tới Trương Tam Phong. Kỳ thực vai trò của Trương Tam Phong trong lịch sử Đạo Giáo lại rực rỡ hơn nhiều so với việc sáng lập nên Võ Đang.
Trong sách cổ cũng có ghi chép về Trương Tam Phong, ông thường mặc cái áo nạp mặc cho trời nóng hay lạnh, đội một nón mê, có ngày chỉ ăn một lần, có ngày ăn mấy đấu cơm, nhưng có khi mấy tháng không ăn gì. Vì không chú ý tới ăn mặc nên ông được người đời gọi là "Trương lạp thác" tức là bẩn thỉu.
Trong truyền thuyết của Đạo giáo, Trương Tam Phong từng làm thuộc viên cho Thái thú Hoa Châu. Một hôm Thái Thú tới Hoa Sơn yết kiến một vị đạo sĩ tên là Trần Đoàn. Trần Đoàn mời họ ngồi rồi bày trà, nhưng lại để giành một chỗ cao quý như có ý chờ ai đó. Một lúc sau, một vị đạo sĩ mặc áo bào lam, đội nón vải với thái độ ngạo nhiên tới. Trần Hoàn cung kính nói chuyện với đạo sĩ đó. Thái Thú thấy mình bị đối xử lạnh nhạt nên tỏ ý không vui. Vị đạo sĩ mặc áo bào lam mới rút tay từ trong ống tay áo ra ba hột táo, một hột mày xanh, một hột màu đỏ và một hột màu trắng, đạo sĩ nói vì đến đây vội quá không mang vật gì theo, chỉ có ba hột táo nên mời mọi người cùng ăn. Vị đạo sĩ tự ăn hột màu đỏ, Trần Hoàn được hột màu trắng, Thái thú được hột màu xanh.
Thái thú cho rằng vị đạo nhân này khinh mình nên cho Trương Tam Phong hạt xanh. Trương Tam Phong lập tức ăn luôn và đột nhiên thấy tinh thần đổi khác, khỏe mạnh hăn lên, thân thể nhẹ nhàng hơn. Vị Đạo nhân kia thích thú cười lớn rồi đi mất. Thái thú thấy lạ quá bèn hỏi Trần Hoàn thì mới biết vị đạo sĩ kia là tiên ông Lã Đồng Tân. Và ba hột táo kia là ba hột táo tiên được phân thành thượng, trung, hạ. Vì Thái thú còn tục cốt nên chỉ được ăn hạt xanh vì phải tiến theo tuần tự mới lên trời được. Lúc bấy giờ Thái Thú mới thấy hối hận vì bỏ lỡ cơ duyên. Còn về Trương Tam Phong, sau khi được ăn hột táo màu xanh thì đắc đạo nên đi lãng du giang hồ. Có lúc ông đảo trừ họa cho dân, có lúc lại làm nông dân nên được người đời gọi là "Chân tiên". Sau đó, ông tới Võ Đang tại Hồ Bắc, và đã luyện ra được "Cửu chuyển kim đan".
Tại Hồ Bắc, Trương Tam Phong sáng lập nên phái Võ Đang và Nội gia Vĩ Đang. Ông tự xung mình là "Thái Nhạc" và "Thiên hạ danh sơn", trở thành thánh địa của Đạo giáo. Phái Võ Đang có nhiều điểm khác biệt, đó là thờ bái Chan Võ Đại Đế, xem ông là tổ sư. Võ Đang còn coi trong tu luyện "nội đạn". Trong "Thái cực quyền luận" Trương Tam Phong đã kết hợp triết lý Âm Dương, Bát Quái và Ngũ Hành. Ông cho rằng luyện tập Nội gia quyền trước hết là phải tu tâm dưỡng tính, tụ khí thu thần. Cũng tương tự Thiếu Lâm quyền, Nội Gia Quyền chỉ truyền cho đệ tử chân truyền. Sau này, Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập đã sát nhập vào Toàn Chân đạo và được người đời sau tổng hợp các tác phẩm của anh thành một bộ là "Trương Tam Phong toàn tập".
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Trương Tam Phong sinh ngày ?-?-1247, mất năm , hưởng thọ 777 tuổi.
Đạo sĩ Trương Tam Phong sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Trương Tam Phong sinh ra tại Thành phố Liêu Ninh, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) dê (Đinh Mùi 1247). Trương Tam Phong xếp hạng nổi tiếng thứ 41712 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Đạo sĩ nổi tiếng.
- Những người nổi tiếng tên Phong
- Những người nổi tiếng tên Tam Phong
- Những người nổi tiếng tên Trương Tam Phong
/
Tượng đạo sĩ Trương Tam Phong
Hình ảnh mô phỏng chân dung đạo sĩ Trương Tam Phong
Đạo sĩ nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Song Ngư nổi tiếng
Con giáp tuổi Mùi
Sinh năm 1247
Sinh ở Liêu Ninh
Bình luận:
Nội dung: