Phật Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca Mâu Ni

Nơi sống/ làm việc: Uttar Pradesh

Ngày tháng năm sinh: ?-?-624TCN

XH chung: #6566

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni (viết tắt TCMN) (Shakyamuni Buddha), phiên âm theo tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) là một nhà hiền triết và đạo sư thời Ấn Độ cổ đại. Những lời giảng pháp của ông đã đặt nền tảng cơ bản cho Phật giáo. Thích Ca Mâu Ni được tín đồ đạo Phật coi là một bậc đã giác ngộ viên mãn, tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Ông thấy chúng sinh rất khổ nên đem phật Pháp phổ độ cho chúng sinh để chấm dứt khổ đau, cứu độ chúng sinh. Những lời ông giảng được các đồ đẹ ghi lại và được viết thành sách 400 năm sau đó.
Xuất gia và tu luyện
Năm TCMN 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la sinh bé trai tên là La-hầu-la, TCMN quyết định lìa cung điện để tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Thích Ca Mâu Ni quyết tâm tìm cách diệt khổ, ông tìm rất nhiều đạo sư của các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống của Ấn Độ lúc bấy giờ, chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đại đạo. Ấn Độ thời đó có các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng là A-la-la Ca-lam và Ưu-đà-la La-ma tử. Khi đến học nơi A-la-la Ca-lam, TCMN đã học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ và với Ưu-đà-la La-ma tử, ông học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Tuy vậy ông cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho tâm nguyện của mình, nên ông đã quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát. Có năm Tỳ-kheo đồng hành cùng ông. Sau nhiều năm tu khổ hạnh tới mức gần kề cái chết, ông nhận ra đó không phải là cách tu dẫn đến giác ngộ nên đã bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia vì thế mà thất vọng bỏ đi.
Sau thời gian TCMN Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, ông tìm đến Giác Thành và ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng nguyện nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày nhập thiền định, dù bị Ma vương quấy nhiễu, TCMN đã giác ngộ ở tuổi 35. Ông đã biết mình là Phật - là một bậc Giác ngộ không còn tái sinh luân hồi nữa.
Ông bắt đầu giảng pháp để cứu độ con người đến giác ngộ và giải thoát. Ông giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô thường, Luân hồ, Vô ngã, quy luật Nhân quả, Duyên khởi và nhiều bài pháp khác. Tại vườn Lộc Uyển, Sarnath gần Ba-la-nại là nơi có những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Năm vị Tỳ-kheo ngày trước đã trở thành năm đệ tử đầu tiên của ông. Sau đó ông thuyết giảng pháp từ năm này qua năm khác. Ông thường lưu trú tại Vương-xá và Xá-vệ, sống bằng khất thực. Ông đã dần dần gầy dựng một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: tỳ-kheo (các nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (cácnữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam), ưu-bà-di (nữ). Trong những đệ tử tại gia của ông có những nhân vật quyền thế như vua Tần-bà-sa-la, vương hậu Vi-đề-hi xứ Ma-kiệt-đà, vua Ba-tư-nặc và vương hậu Mạt-lợi của nước Kiều-tát-la. Vua Tần-bà-sa-la đã tặng cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo là Tịnh xá Trúc Lâm tại kinh đô Vương-xá. Trưởng giả Cấp Cô Độc là một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng hiến tặng cho giáo đoàn của Phật Thích-ca cũng được một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được gọi là tịnh xá Kỳ Viên. Thậm chí theo Kinh Phật Cấp Cô Độc đã lót vàng khắp sân vườn và mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc. Các đệ tử quan trọng nhất của Thích Ca Mâu Ni là Ma-ha-ca-diếp, A-na-luật, A-nan-đà, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên và Phú-lâu-na. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni được thành lập do di mẫu của Thích Ca Mâu Ni là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng.

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

Thích Ca Mâu Ni sinh ra trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca. Cha ông là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Maya

Từ lúc sinh ông đã có đầy đủ tướng tốt nên các nhà tiên tri phán rằng ông sẽ trở thành một đại đế hoặc là một bậc giác ngộ. Sau khi ông sinh được 7 ngày thì mẹ mất nên ông được người dì là Mahāprajāpatī chăm sóc. Năm TCMN lên 16 tuổi, ông kết hôn với công chúa Yaśodharā.

Vua Tịnh Phạn không muốn thái tử con mình đi tu nên dạy dỗ rất kỹ lưỡng, nhất là không để con tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy vậy, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, bệnh cũng như người chết và một vị tu sĩ, TCMN đã phát tâm tu luyện rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền bốn cảnh ngộ ở 4 cổng thành là những cảnh tượng do các vị người trời gây ra nhằm nhắc nhở ông lên đường tu học Phật quả. TCMN Tất-đạt-đa nghiệm thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ của thế gian và hình ảnh tu sĩ còn lại chính là cuộc đời của ông.

Cuộc đời TCMN gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong đó, có người em họ là Đề-bà-đạt-đa, người muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già đã rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy vậy Đề-bà-đạt-đa đã thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. TCMN đi con đường trung đạo, tùy thuận chúng sinh, Đề-bà-đạt-đa thì ngược lại, chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.

Đức Phật TCMN nhập Niết-bàn trong rừng Sàla tại Câu Thi Na.

TCMN mất ở tuổi khoảng 80. Qua 45 năm (có tài liệu nói là 49 năm) truyền Pháp, ông không ngừng đề cao tầng thứ và phát hiện rằng Pháp ông đã giảng trước đó không còn đúng nữa khi tầng thứ của ông được đề cao lên, vì thế ông giảng rằng "Pháp vô định Pháp". Lời giảng cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các Pháp hữu vi đều vô thường chịu biến hoại, hãy tinh tấn tu học để đạt giải thoát! ".

Ở trong cánh rừng Sàla ven phía nam thành phố, TCMN Tất-đạt-đa đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định- một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì vào ngày rằm tháng tư, còn văn bản Phạn ngữ cho là ngày rằm tháng 11, buổi hoả thiêu thân xác của ông có nhiều hiện tượng lạ kỳ xảy ra. Xá-lợi của ông được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Thích Ca Mâu Ni được giảng là người có tầng thứ Như Lai, cũng tương đương với tầng thứ của Lão TửGiêsu- tầng thứ mà có thiên quốc riêng (Niết Bàn) để cứu độ chúng sinh lên đó.

Chiều cao cân nặng Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Thích Ca Mâu Ni sinh ngày ?-?-624TCN, mất năm , hưởng thọ 2648 tuổi.
Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại Thành phố Kapilavastu, nước Nepal. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Uttar Pradesh, nước Ấn Độ. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) hổ (Giáp Dần 624TCN). Thích Ca Mâu Ni xếp hạng nổi tiếng thứ 6566 trên thế giới và thứ 5 trong danh sách Phật nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Thích Ca Mâu Ni


Chân dung phật Thích Ca Mâu Ni

Tượng phật Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn tại gốc Bồ Đề

Một hình ảnh khác về Tất Đạt Đa- Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca Mâu Ni trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 

Các Phật nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Kapilavastu

Ghi chú về Phật Thích Ca Mâu Ni

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Thích Ca Mâu Ni được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Phật Thích Ca Mâu Ni có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: