Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh
Giang Văn Minh
Nơi sống/ làm việc: Hà Nội
Ngày tháng năm sinh: ?-?-1573
XH chung: #66711
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Giang Văn Minh là một danh nhân lịch sử Việt Nam, từng được mệnh danh là sứ thần "Bất nhục quân mệnh" vì sự thẳng thắn của mình. Ông tự là Quốc Hoa, Hiệu là Văn Chung, là quan nhà Lê trung hưng, bị vua Minh Tư Tông xử hành hình vào năm 1638.
Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, sau đó thi đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm 1628 thời vua Lê Thần Tông. Khoa thì này không có người đỗ Trạng Nguyên và Bảng nhãn nên ông là người đỗ cao nhất của khoa thi. Sau khi đỗ khoa thi, ông được bổ nhiệm làm Binh khoa đô cấp sự trung vào năm 1630, năm 1631 được làm chức quan Thái bộc tự khanh.
Ngày 30/12/1637, ông cùng Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Bình, Trần Nghi, Thân Khuê, và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được cử làm người dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang nhà Minh cầu phong và tuế cống. Sau khi qua đời, ông được truy tặng chức quan Công bộ Tả thị lang, tước Vịnh quận công.
Vào thời điểm ông đang đi sứ nhà minh, nhà Mạc mặc dù đã bỏ chạy khỏi Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn giữ chính sách ngoại giao hai mặt, với mục đích kéo dài cuộc chiến tranh Lê - Mạc. Năm 1638, đoàn sứ bộ do Giang Văn Minh là đoàn trưởng đã đến Yên Kinh (Bắc Kinh). Khi vào triều yết kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (hoàng đế Sùng Trinh) đã viện lý do "Vì lệ cũ không có quy định cụ thể về việc sắc phong, do đó phải chờ tra cứu ban sắc thư để tưởng lệ", nhằm ngăn trở việc công nhận nhà Hậu Lê và bãi bỏ việc công nhận ngoại giao với nhà Mạc.
Chu Do Kiểm đã ngạo mạn đưa ra một vế đối "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" tức là "Đồng trụ đến giờ rêu đã xanh", với ngụ ý nhắc tới việc Mã Viện từng diệt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng có lời nguyền rằng "Đồng trụ chết, Giao Chỉ diệt", tức là "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ (Đại Việt) bị diệt vong". Ngụ ý rằng nhà Minh vẫn đang nắm quyền kiểm soát nước Đại Việt.
Trước sự ngạo mạn của Chu Do Kiểm, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối đáp lại "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", tức "Bạch Đằng thuở trước máu còn loang", để nhắc lại việc quân xâm lược phương Bắc đã ba lần bại trận trên sông Bạch Đằng. Câu đối này được xem như một cái tát thẳng vào mặt Chu Do Kiểm trước các quan văn võ triều đình và sứ bộ các nước. Khi đó, vua Minh tức giận quên mất thể diễn, đã bất chấp luật lệ bang giao mà trả thù Giang Văn Minh vằng cách trám đường vào mắt và miệng ông, rồi cho người mổ bụng ông. Sự việc này xảy ra vào ngày 02/06/1936. Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng sự hiên ngang của ông và vì lo sợ Đại Việt sẽ báo thù nên cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân rồi đưa thi hài ông về Đại Việt. Sau khi thi hài của ông được đưa về nước, vua Lê Thần Tông và chí Trịnh Tráng đã kính trọng và bái kiến linh cữu ông, truy tặng cho ông chức Công bộ Tả thị lang, tước vị quận công.
Thi hài của ông được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc địa phận Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường lâm, Hà Nội. Hiện nay, nhà thờ Giang Văn Minh tại làng Mông Phụng đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Tên ông được đặt cho một con đường ở quận Ba Đình, nối với phố Kim Mã.
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Giang Văn Minh sinh ngày ?-?-1573, mất năm 1638, hưởng thọ 65 tuổi.
Danh nhân lịch sử Việt Nam Giang Văn Minh sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Giang Văn Minh sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Quý Dậu 1573). Giang Văn Minh xếp hạng nổi tiếng thứ 66711 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.
- Những người nổi tiếng tên Minh
- Những người nổi tiếng tên Văn Minh
- Những người nổi tiếng tên Giang Văn Minh
/