Nhà văn Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn tên thật là Lưu Cơ, tên tự Bá Ôn, là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Ông là một trong những nhân vật lịch sử Trung Quốc có nhiều huyền thoại, là người đề cao tư tưởng "Quan bức, dân phản", và cũng là người viết tản văn "Mại cam giả ngôn" nổi tiếng nhằm đả kích giới "thống trị thối nát".
Từ nhỏ, Lưu Bá Ôn đã rất chăm đọc sách, chăm học, sớm thông kinh sử, văn chương, thiên văn và binh pháp. Trong dân gian vẫn còn câu khen ngợi ông được lưu truyền là " Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ, Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ".
Năm 1333, ông đỗ Tiến sĩ, được phong chức quan nhưng vì bị chèn ép và chỉ trích, năm 1360 ông bỏ về ở ẩn. Khi Chu Nguyên Chương khởi nghiệp đã mời ông ra giúp. Lưu Bá Ôn vốn xem các cuộc khởi nghĩa nông dân thời đó như là "giặc cướp" nên phải khuyên giải nhiều lần ông mới chịu đi. Tuy nhiên, khi triệu kiến Chu Nguyên Chương, Bá Ôn cho rằng mình đã gặp được minh quân nên quyết định theo phò Chu. Ông đệ trình bản "Thời vụ thập bát sách", tức 18 sách lược áp dụng trong tình thế lúc bấy giờ, liền được Chu Nguyên Chương ưng thuận và tán thưởng, đã ví ông như Trương Lương và thăng ông len chức Quảng Văn Quán Học Sĩ. Ông nghiễm nhiên trở thành mưu sĩ tài ba của Chu Nguyên Chương, giúp Chu lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt như Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng, nhiều lần biến nguy thành an. Các chiến thắng quan trong ở thành An Khánh, Thái Bình, Giang Châu, hồ Bà Dương chống Trần Hữu Lượng, ở Kiến Đức chống Trương Sĩ Thành... đều nhờ vào mưu kế của Lưu Bá Ôn.
Năm 1367, Lưu Bá Ông bày kế cho Chu Nguyên Chương chiếm Sơn Đông, Hà Nam, rồi đánh vào Kinh đô của nhà Nguyên lúc bấy giờ là Đại Đô (nay là Bắc Kịnh), khiến vua Nguyên Huệ Tông phải tháo chạy, triều Nguyên tiêu vong. Khi đại cuộc đã hoàn thành, Lưu Bá Ôn được cử làm chức Ngự sử trung thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành Ý bá. Cũng kể từ đây, ông cùng với Tống Liêm đã giúp vua Chương chế định mọi công việc như hình pháp, lễ nhạc, khoa cử...
Lưu Bá Ôn vốn là người tính tình cương trực, liêm chính, sẵn sàng trừng trị gian thần, dù là con cháu dòng dõi, vậy nên ông đã gây hiềm thù với nhiều đại thần, trong đó có Hồ Duy Dung, Lý Thiện Trường. Sau này, thấy Chu Nguyên Chương rắp tâm hãm hại công thần nên ông xin dâng sớ xin từ quan từ tháng 10/ 1368, nhưng đến 1371 ông mới được về nghỉ sau khi từ chối đảm nhận ngôi thừa tướng.
Sau khi từ quan, Lưu Bá Ông về ở ẩn ở vùng thôn dã cùng thê tử và Vương A Tú (Vương A Nguyệt) và hai người con là Lưu Cảnh và Lưu Liễn, không màng đến chốn quan trường, thậm chí còn yêu cầu bạn bè gọi mình là "Bá Ôn" hoặc "Bá Ôn huynh" chứ không đề cập đến chức tước. Tuy nhiên, vì bản tính cương trực, thẳng thắn, ông không hoàn toàn bỏ ngoài tai những việc chướng tai gai mắt, đặc biệt là việc những gian thần đang lộng hành. Một lần, khi Lưu Bá Ôn thấy bọn đào binh Minh Dương nổi loạn ở Đạm Dương, chúng giết người cướp quả thật tàn bạo, nhưng quan lại địa phương vì sợ bị trách tội nên không dám báo cáo tình hình lên triều đình. Lưu Bá Ôn đã nhờ con trai Lưu Liễn viết tấu chương để gửi lên triều đình, yêu cầu trừng trị bọn Minh Dương. Phe cánh của Hồ Duy Dung đã lấy cơ hội này viết tấu chương vu oan cho Lưu Bá Ôn tội âm mưu xây mộ địa ở Đạm Dương, đuổi dân chúng để lất đất xây mộ, khiến dân chúng nổi loạn. Chu Nguyên Chương sau khi đọc tấu chương rất bực tức đã hạ chiếu chỉ cắt hết bổng lộc của gia đình họ Lưu. Lưu Bá Ôn biets có người muốn hãm hại mình, nhưng vì tình hình phe Hồ Duy Minh đang chiếm lĩnh triều đình nên không thể thanh minh cho mình mà buộc phải đến "nhận lỗi" với Chu Nguyên Chương để tránh họa sát thân. Chu thấy vậy cũng bỏ qua không truy cứu. Sau lần đó, Lưu Bá Ôn dọn về kinh đô ở hẳn. Ông ở lì trong nhà, không tiếp xúc với người ngoài tránh việc Hồ Duy Dung lấy cơ vu hại. Tuy nhiên, không tránh được việc gian thần Hồ Duy Dung hãm hại, ông đã qua đời năm 1375 vì bệnh nặng. Có thuyết cho rằng, Hồ Duy Dung đã sai người của mình là thầy thuốc kê độc dược đến cho Lưu Bá Ôn uống. Bởi trước khi chết, Lưu Bá Ôn nói rằng sau khi uống thuốc xong thì ông cảm thấy như trong bụng có một vật cứng như đá, to bằng nắm tay.
Trước khi lâm chung, Lưu Bá Ôn cho gọi Lưu Liễn và Lưu Cảnh đến và dặn dò, rồi đưa tác phẩm "Thiên văn thư" cho Liễn, cùng một bản tấu chương bàn luận về thế sự và phương pháo trị nước cho Lưu Cảnh. Ông dặn dò hai con, Hồ Duy Dung chuyên quyền bạo ngược rồi sẽ đến lúc gặp tai họa, sau khi phe Hồ Duy Dung bị diệt trừ thì hãy đem tấu chương cùng "Thiên văn thư" đến dâng cho Chu Nguyên Chương. Đúng như dự đoán của Lưu Bá Ông, Chu Nguyên Chương nghi ngờ Hồ Duy Dung. Trước tình hình đó, Hồ Duy Dung âm mưu làm phản nhưng bị Chu vạch trần, và thế là toàn bộ bộ phe cánh của Hồ bị Chu xử tử. Lúc này, Chu Nguyên Chương nhớ tới Lưu Bá Ôn, nhận thấy tâm huyết của vị lão thần trung thành nên trong lòng rất cảm động.
Để tri ân lòng trung thành và những công lao của Lưu Bá Ôn, năm 1380 Chu Nguyên Chương đã ban cho con cháu họ Lưu được hưởng tước lộc từ đời này sang đời khác của tước Thành Ý Bá. Vu Minh Vũ Tông cũng từng khen Lưu Bá Ông là "Độ giang sách sĩ vô song, khai quốc văn thần đệ nhất".
Tản văn:
- Bài "Mại cam giả ngôn" (Lời người bán cam):
- Bài "Tùng phong các ký":
- Tập Úc Li tử, gồm 18 chương (195 thiên)
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Lưu Bá Ôn sinh ngày ?-?-1311TCN, mất năm , hưởng thọ 3335 tuổi.
Nhà văn Lưu Bá Ôn sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Lưu Bá Ôn sinh ra tại Thành phố Chiết Giang, nước Trung quốc. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Bắc Kinh, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rắn (Tân Tỵ 1311TCN). Lưu Bá Ôn xếp hạng nổi tiếng thứ 57116 trên thế giới và thứ 57 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
/
Ảnh chân dung nhà văn Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn là một bậc công thần dưới thời Chu Nguyên Chương
Nhà văn nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Song Ngư nổi tiếng
Con giáp tuổi Tỵ
Sinh năm -1311
Sinh ở Chiết Giang
Bình luận:
Nội dung: