Y học gia Biển Thước

Biển Thước

Nơi sống/ làm việc: Hà Bắc

Ngày tháng năm sinh: ?-?-401TCN

XH chung: #55802

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Y học gia Biển Thước

Y học gia Biển Thước là ai?
Biển Thước tên thật là Tần Việt Nhân, có thuyết nói tên thật của ông là Tần Hoãn, hiệu là Lô Y, là một y học gia nổi tiếng từ thời Chiến Quốc, và được xem là một trong những danh y bậc nhất của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Biển Thước chính là người đã khi sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt nền móng cho Đông y. Vì sự nổi tiếng cũng như nhiều điển tích thần kỳ, Biển Thước cùng Hoa Đà, Lý Thời Trân, Trương Trọng Cảnh được hậu nhân xưng tụng là Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y.
Thời trai trẻ, Việt Nhân vốn là một chủ quán trọ. Lúc đó, có một vị lương y là Trương Tang Quân thường đến trọ ở quán của Việt Nhân. Ông cũng rất kính trọng vị lương y này nên phục vụ rất chu đáo mà không lấy tiền. Để đáp lại lòng tốt của Việt Nhân, vị lương y này đã nhận ông làm học trò và truyền hết sở học cho ông. Khi tay nghề của Việt Nhân đã thành thạo, ông chuyển hẳn sang nghề thầy thuốc, và dần dần trở nên nổi tiếng. Ông được dân chúng nước Triệu đặt cho biệt hiệu "Biển Thước tiên sinh".
Ở Trung Quốc lúc bấy giờ có thuật đồng bóng đang lan tràn khắp nơi khiến nghề y bị lạnh nhạt, nhiều người có bệnh mà không chịu uống thuốc mà cứ rước đồng bóng về nhà để đuổi tà trừ bệnh. Thậm chí nhiều nước chư hầu còn đặt ra các chức quan như "tư vu", "đại chức" chuyên lo việc này.
Biển Thước vốn rất ghét thói mê tin, nên thường xuyên đấu tranh chống lại nó, ông đã thông qua hoạt động chữa bệnh có hiệu quả cao để vạch trần trò xấu của các thầy đồng bóng. Dựa trên các kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm của mình, ông đã đúc kết ra" tứ chẩn" trong phép khám và điều trị là nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài "tứ chẩn", Biển Thước còn sử dụng các biện pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp, châm kim đá, uống thuốc, mổ xẻ...
Trong "Hán thư ngoại truyện" có đoạn viết, khi Biển Thước dẫn 5 người học trò của mình đến nước Quắc (nay là Thiểm Tây) để làm thuốc, ông được tin Thế Tử nước Quắc đột ngột qua đời. Ông cảm thấy có điều bất thường nên bèn xin vào xem. Quan sát Thế tử một hồi, thấy cánh mũi vẫn còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước ngẫm nghĩ một hồi rồi kết luận "Thế tử mắc chứng "thi quyết", tức là chết giả, vẫn còn có thể cứu sống được. Ông lập tức châm kim vào các huyệt, sai học trò Tử Minh là ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, tử dung xoa bóp không ngừng. Quả nhiên, một lúc sau Thế tử dần dần tỉnh lại. Biển Thước dùng thuốc dán dưới hai nách thì Thế tử ngồi dậy được ngay.
Vua Quắc thấy con trai sống lại rất vui mùng, khen ngợi không ngớt. Người xem Biển Thước như thần tiên ở thế gian, cho rằng ông có thuật "cải tử hoàn sinh", nhưng Biển Thước đã khiêm tốn và giải thích cho vua.
Trong bộ "Sử ký" của Tư Mã Thiên cũng có ghi lại chuyện Biển Thước chẩn đoán bệnh cho Tề Hoàn Công. Đó là vào một hôm, Biển Thước sang nước Tề để gặp Tề Hoàn Công. Ông thấy khí sắc của vua Tề không được tốt nên bèn tâu vua rằng, trong da và chân lông của ngài có gốc bệnh, cần chưa ngay nhưng Tề Hoàn Công lại thờ ơ cho rằng mình không có bệnh. Năm hôm sau, Biển Thước lại đến gặp Tề Hoàn Công, ông lại khẳng định rằng Bệnh của ngài đã vào nội tạng rồi phải chữa ngay, nhưng Bienr Thước cho rằng ông đang hù dọa mình và không tin. Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, mới nhìn sắc mặt vua Tề, ông đã quay bước bỏ đi. Khi Hoàn công bị bệnh tìm đến Biển Thước thì ông đã rồi, và không lâu sau thì Hoàn Công trở bệnh nặng mà chết.
Về cuối đời, danh tiếng của Biển Thước càng ngày càng vang xa khiến nhiều người đố kỵ, trong đó có viên quan Thái y nước Tần là Lý Ê, vốn là người bất tài, sợ một ngày nào đó Biển Thước sẽ là người thay thế chức quan của mình nên mưu tính giết hại Hoa Đà. Năm Chu Noãn vương thứ 5, tức năm 310 TCN, Biển Thước diện kiến Tần Vũ vương. Sau khi vua Tần kể về bệnh của mình, Biển Thước xin được điều trị. Một số người căn ngăn vua Tần, vốn nhát nên vua Tần không cho Biển Thước trị bệnh. Biển Thước thấy vậy giận giữ vì vua Tần là vua một nước mà dễ bị người khác gây ảnh hưởng. Ông rời cung, khi đi đến mặt bắc của Ly Sơn thì bị Lý Ê sai người phục kích sát hại. Tương truyền, lúc qua đời, Biển Thước khoảng 90 tuổi. Cái chết của danh y Biển Thước khiến dân chúng ở nhiều địa phương vô cùng thương tiếc, có nơi đã cho dựng mô và bia để thờ.
Đại danh y Biển Thước kho còn sống đã viết hai cuốn sách là "Biển Thước nội kinh" và "Biển Thước ngoại kinh".

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Y học gia Biển Thước là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Y học gia Biển Thước

Y học gia Biển Thước cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Biển Thước

Y học gia Biển Thước sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Biển Thước sinh ngày ?-?-401TCN, mất năm , hưởng thọ 2425 tuổi.
Y học gia Biển Thước sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Biển Thước sinh ra tại Thành phố Hà Bắc, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) dê (Tân Mùi 401TCN). Biển Thước xếp hạng nổi tiếng thứ 55802 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Y học gia nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Các Y học gia nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Bắc

Ghi chú về Y học gia Biển Thước

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Biển Thước được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Y học gia Biển Thước có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Cùng năm sinh 401TCN
Website liên kết: