Danh nhân lịch sử Việt Nam Phùng Khắc Khoan
Phùng Khắc Khoan tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục thường gọi là Trạng Bùng, là một nhà thơ, là công thần của nhà Lê trung hưng. Ông là người em trai cùng mẹ khác cha của Trạng nguyên Nguyễn Bĩnh Khiêm.
Từ nhỏ, Phùng Khắc Khoan đã được cha rèn cặp, sau này được theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông vốn là người nổi tiếng là có tài thơ văn, tinh thông thuật số, nhưng ông khi đi thi và cũng không chịu ra làm quan cho nhà Mạc. Cho tới đầu đời vua Lê Trung Tông, ông mới theo Lê Bá Lỵ tham gia công cuộc phù Lê diệt Mạc. Ông đỗ đầu khoa thi Hương tại Yên Định - Thanh Hóa vào năm 1557, khi đó ông 29 tuổi. Thái sư Trịnh Kiểm thấy ông là người có tài mưu lược, lại có học thức uyên thâm nên cho ông giữ chức Ký lục ở ngự dinh, trong coi quân dân bốn vệ và các việc cơ mật. Từ năm 1558-1571, thời vua Lê Trung Tông, Phùng Khắc Khoan phụng lệnh đi các huyện chiêu dụ lưu dân về quê cũ làm ăn. Sau đó, ông được thăng Cấp sự trung Bình khoa, sau đó đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Nhưng vì làm trái ý vua nên ông bị giáng chức về thành Nam ở Nghệ An, không lâu sau thì được triệu về.
Năm 1580, thời vua Lê Thế Tông, thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa) bắt đầu mở, ông xin dự thi và đã đỗ Hoàng giáp, được thăng chức lên Đô cấp sự. Năm 1582, ông xin cáo quan về nhà riêng tại Vạn Lại và đã được vua đồng ý. Tuy nhiên, đến năm 1583 thì ông lại được mời ra làm Hồng lô tự khanh. Năm 1585, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Công, sau đó giữ chức Thừa chính sứ Thanh Hoa (Thanh Hóa). Trong "Tựa chí thi tập" do ông biên soạn năm 1586, thì chức tước của ông ở thời điểm bấy giờ là "Công thần Kiệt tiết Tuyên lực, đặc ân Kim tử vinh lộc đại phu, làm chức Tán trị thừa chánh sứ ty các xứ Thanh Hoa".
Năm 1592, nhà Lê trung hưng dẹp được quân nhà Mạc, trở về kinh đô Thăng Long. Cũng trong năm này, ông được phong chức Kiệt tiết tuyên lực, công thần. Sau đó, được thăng lên làm Công bộ Tả thị lang vào năm 1595. NĂm 1597, ông đang giữ chức Tả thị lang bộ Công thì được vua cử làm Chánh sứ sang triều Minh ở Trung Quốc. Sau khi về nước, ông được phong chức Tả thị lang bộ Lại, tước Mai Lĩnh hầu. Năm 1599, Lê Kính Tông lên ngôi, Phùng Khắc Khoan được Vua thăng lên chức Thượng thư bộ Công. Năm 1602, ông được thăng lên chức Thượng thư bộ Hộ, với tước là Mai Quận công. Không lâu sau, ông xin về quê, nhiệt tình tham gia việc xây dựng làng xã. Trong đó có việc ông tổ chức đào mương dẫn nước vào đồng ruộng quanh núi Thầy, cánh đồng Phùng Xá và Hoàng Xá.
Năm 1613, Phùng Khắc Khoan qua đời ở tuổi 85. Ông được truy tặng chức Thái phó.
Tác phẩm bằng chữ Nôm:
- Lâm tuyền vãn - gồm 185 câu thơ lục bát, bàn về cảnh sống nơi rừng núi
- Ngư phủ nhập Đào nguyên - còn được gọi là " Đào nguyên hành" là truyện về người đánh cá vào con suối hoa
- Chu dịch quốc âm ca - sách diễn nghĩa về Kinh Dịch nhưng hiện nay đã không còn nữa
Tác phẩm chữ Hán
- Huấn đồng thi tập
- Ngôn chí thi tập
- Đa thức tập
- Mai lĩnh sứ hoa thi tập
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Phùng Khắc Khoan sinh ngày ?-?-1528, mất năm 1613, hưởng thọ 85 tuổi.
Danh nhân lịch sử Việt Nam Phùng Khắc Khoan sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Phùng Khắc Khoan sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) chuột (Mậu Tý 1528). Phùng Khắc Khoan xếp hạng nổi tiếng thứ 71333 trên thế giới và thứ 9 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.
- Những người nổi tiếng tên Khoan
- Những người nổi tiếng tên Khắc Khoan
- Những người nổi tiếng tên Phùng Khắc Khoan
/
Ảnh vẽ chân dung danh nhân lịch sử Phùng Khắc Khoan
Ảnh tượng chân dung Phùng Khắc Khoan
Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Song Ngư nổi tiếng
Con giáp tuổi Tý
Sinh năm 1528
Sinh ở Hà Nội
Bình luận:
Nội dung: