Lãnh đạo Tôn giáo Khổng Tử
Khổng Tử
Nơi sống/ làm việc: Sơn Đông
Ngày tháng năm sinh: 28-11--551
XH chung: #52902
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Khổng Tử hay Khổng phu tử tên thật là Khổng Khâu tự Trọng Ni. Ông là một nhà khai sáng Nho giáo (hay Khổng giáo), đồng thời cũng là triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Trung Quốc. Ông sống vào thời Xuân Thu tại nước Lỗ.
Thời gian làm quan
Năm 19 tuổi, Khổng Tử (viết tắt KT) lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho và xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Sau đó KT đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, công việc ông cũng làm rất tốt. Nhờ công việc hoàn thành rất tốt nên ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý xây dựng các công trình. Đến năm 21 tuổi, KT được cử làm chức Ủy Lại, là chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cân đo và gặt lúa. Tiếp đó, KT làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò dê và súc vật dùng trong việc tế tự.
Năm 22 tuổi, KT lập trường giảng học và được các môn đồ gọi bằng phu tử. Đến năm 29 tuổi, ông học đàn cùng với Sư Tương ở nước Lỗ.
Năm 30 tuổi, KT muốn đến Lạc Dương, kinh đô của nhà Chu, để nghiên cứu về nghi lễ chế độ miếu đường. nhưng không đủ tiền lộ phí, đành than thở không đi được. Học trò của ông là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu sự việc với Lỗ Chiêu Công. Lỗ Chiêu Công liền ban cho ông một cỗ xe song mã và vài người hầu để đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, KT đến rất nhiều nơi, những nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì ông đều đến quan sát và hỏi han cho tường tận.
Sau khi khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ. Từ đó, học trò xin theo học càng lúc càng đông. Tuy nhiên vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Mấy năm sau, Quý Bình Tử khởi loạn. Ông theo vua Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời KT tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục. Sau đó Tề Cảnh Công muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc là Yến Anh ngăn cản không cho. Năm sau, ông trở lại nước Lỗ lo việc dạy học và nghiên cứu Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó Khổng Tử 36 tuổi.
Thời gian ngao du thiên hạ
Khoảng gần 20 năm từ 34 tuổi đến khoảng 51 tuổi, Khổng Tử cùng các học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá tư tưởng và tìm nước sử dụng các tư tưởng đó. Có nước ông được trọng dụng nhưng cũng có nước ông bị coi thường. Các nước KT đi qua gồm: Tần, Vệ, Khuông, Sở, Tống, Thái. Nhưng vì Đạo của ông là Đạo trị quốc (Vương Đạo), đi ngược ý đồ đạo chinh phạt (Bá Đạo) của các vua và chư hầu nên đều không dám dùng ông.
Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định công, KT 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong chức Trung Đô Tể cai trị ở Ấp Trung Đô là đất Kinh thành. Năm 500 TCN - Lỗ Định Công thứ 10, ông phò vua Lỗ đi gặp Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời của KT, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm mà nước Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.
Năm sau đó, Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng chức lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng thư) để coi việc hình án. Ông đã đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ đều có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp cũng không còn nữa, xã hội được nhờ thế mà an bình thịnh trị. Sau 4 năm đó, Lỗ Định Công phong Khổng Tử làm chức Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chính trị trong nước. KT cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính. Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân chúng những điều lễ- nghĩa- liêm- sỉ, dân chúng ngày càng ổn định và chính trị mỗi ngày một tốt lên. Chỉ sau ba tháng, nước Lỗ đã trở nên thịnh trị.
Nước Tề thấy Lỗ mạnh lên, có ý lo ngại. Vua Tề theo kế sách chư thần, lập ra Bộ Nữ Nhạc và đem dâng vua Lỗ. Khổng Tử nghe chuyện biết vua Tề có ý dùng chuyện hưởng lạc để làm suy bại chính sự nước Lỗ nên khuyên răn Lỗ Định Công đừng nhận, nhưng không được nghe theo. Quả nhiên vua Lỗ từ sau khi nhận Bộ Nữ Nhạc sinh ra lười biếng mà chán ghét Khổng Tử, bỏ bê việc triều chính, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều đình mà giao cả cho quyền thần. KT thấy can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được mới chán nản xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu khác.
Soạn sách
Sau khi du ngoạn các nước, đến năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông sáng lập ra trường học tư, thu nhận rất đồ đệ bất kể xuất thân sang hèn, là người đầu tiên trong lịch sử đưa giáo dục mở rộng cho bình dân. Tổng số đồ đệ của Khổng Tử có lúc lên tới 3. 000 người, trong đó 72 người được liệt vào hạng tài giỏi gọi là Thất thập nhị hiền.
69 tuổi Khổng Tử thực hiện san định các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành 6 cuốn sách: Kinh Dịch, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ. Trong đó Kinh Nhạc được đánh giá thấp, các cuốn còn lại đều được đánh giá rất cao, gọi là Ngũ Kinh.
Cuối đời
Vào Mùa Xuân năm 481 TCN (năm Lỗ Ai Công thứ 14), tương truyền người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân bị què chân trái phía trước. Khổng Tử đến xem rồi khóc than rằng: "Đạo của ta đã đến lúc cùng, sách Xuân Thu chép đến đây thì hết", vì thế đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân kinh.
Năm Lỗ Ai Công thứ 17, ngày 18/2 năm Nhâm Tuất (năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.
Khổng Tử sinh ra tại ấp Trâu thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) vào cuối thời Xuân Thu. Ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời của ông cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ nước Tống di cư đến.
Cha Khổng Tử là Thúc Lương Ngột là cháu đời thứ 13 của Vi Tử Diễn (anh của vua Trụ đời nhà Thương). Thúc Lương Ngột là quan võ thuộc ấp Trâu, 70 tuổi mới lấy Nhan Chinh Tại mà sinh ra Khổng Khâu. Tương truyền khi mẹ ông mang thai, theo tập quán lúc đó bố mẹ Khổng Tử đưa nhau đến Ni Khâu phía đông nam thành Khúc Phụ để cầu thần núi, sau lễ khẩn cần họ đến một cái động ở gần đó để nghỉ, không ngờ trở dạ và sinh Khổng Khâu ở ngay trong cái động đó. Để tỏ lòng cảm tạ thần nhân, ông bà liền lấy tên núi đặt cho con, vì thế mới đặt tên ông là Khâu, tự là Trọng Ni.
Khổng Khâu lên ba thì cha mất. Mẹ ông lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả nên đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ (thủ phủ nước Lỗ), để ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Thời thơ ấu ông phải làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ, nhưng rất ham học hỏi. Năm Khâu 16 tuổi thì mẹ qua đời. Khổng Tử từ đó vẫn sống một cuộc sống thanh bạc, chăm chỉ học hành.
Các mối quan hệ thân thiết
Theo truyền thuyết kể lại, Khổng Tử đã từng gặp Lão Tử, ông ví gặp Lão Tử như gặp rồng bay trên trời vậy.
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Khổng Tử sinh ngày 28-11--551, mất năm , hưởng thọ 2575 tuổi.
Lãnh đạo Tôn giáo Khổng Tử sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Khổng Tử sinh ra tại Thành phố Sơn Đông, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) trâu (Tân Sửu 551TCN). Khổng Tử xếp hạng nổi tiếng thứ 52902 trên thế giới và thứ 135 trong danh sách Lãnh đạo Tôn giáo nổi tiếng.
/
Chân dung Khổng Tử
Tượng Khổng Tử
Khổng Tử- người đặt nên móng cho Nho giáo
Một bức tranh về Khổng Tử
Lãnh đạo Tôn giáo nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Nhân Mã nổi tiếng
Con giáp tuổi Sửu
Sinh năm -551
Sinh tháng 11
Sinh ngày 28
Sinh ở Sơn Đông
Bình luận:
Nội dung:
Các sự kiện năm -551 và ngày 28-11
Ngày sinh Khổng Tử (28-11) trong lịch sử
- Ngày 28-11 năm 1520: Nhà thám hiểm vĩ đại người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã đi qua eo biển mang tên của ông để đến Thái Bình Dương.
- Ngày 28-11 năm 1919: Lady Astor sinh ra ở Mỹ đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ngồi vào Quốc hội Anh.
- Ngày 28-11 năm 1942: Gần 500 người chết trong vụ cháy hộp đêm Coconut Grove ở Boston.
- Ngày 28-11 năm 1943: Churchill, Roosevelt và Stalin gặp nhau tại Tehran trong cuộc gặp đầu tiên của họ trong Thế chiến thứ hai.
- Ngày 28-11 năm 1964: Tàu vũ trụ Mariner 4 của Hoa Kỳ đã phóng — trên đường thực hiện sứ mệnh thành công đầu tiên lên sao Hỏa.
- Ngày 28-11 năm 1990: Margaret Thatcher từ chức thủ tướng Anh; John Major tiếp quản.