Nhà báo Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn
Nơi sống/ làm việc: Hà Nam
Ngày tháng năm sinh: 2-8-1726
XH chung: #57906
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, là một vị quan dưới thời Lê trung hưng, là một nhà thơ và được mệnh danh là một nhà bác học lớn của dân tộc Việt Nam trong thời phong kiến.
Từ bé, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người thông minh, ham học, có trí nhớ tốt, được người đời gọi là "thần đồng". Năm lên 5 tuổi, Lê Quý Đôn đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm lên 12 tuổi, ông học kinh, truyện, sử sách của bách gia chư tử. Năm Kỷ Mùi, ông cùng cha lên kinh đô Thăng Long. Năm Quý Hơn thời vua Lê Hiển Tông, ông thi Hương và đỗ Giải nguyên năm 17 tuổi. Ông kết hôn với bà Lê Thị Trang, là con gái thứ bảy của Tiến sĩ khoa Mậu Tuất - Lê Hữu Kiều.
Mặc dù đã đỗ đầu kỳ thi hương nhưng các kỳ thi Hội ông đều không đỗ. Từ năm 1743-1752, ông ở nhà viết sách. Sách "Đại Việt thông sử", còn được gọi là "Lê triều thông sử" được ông viết trong giai đoạn này. Năm 1752, ông thi Hội và lần này đã đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không có đỗ Trạng Nguyên nên kể cả ba lần thi ông đều là người đỗ đầu.
Năm 1753, ông được bổ nhiệm là Thị thư tại Viện Hàn lâm, sau đó được làm Toản tu quốc sử. Năm 1756, ông được cử đi thanh tra tại Sơn Nam, đã phát giác 6,7 viên quan tham ăn hối lộ. Tháng 5 cùng năm, ông được biệt phái sang phủ chúa để trong coi việc quân sự với chức quan Tri Binh phiên. Sau ba tháng, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Tuyên Quang, Sơn Tây, Hưng Hóa... rồi mang quân đi đánh quân Hoàng Công Chất. Năm 1757, Lê Quý Đôn được phong chức Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông đã viêt cuốn "Quần thư khảo biện"...
Năm 1759, vua Lê Ý Tông qua đời, triều đình cử Lê Quý Đôn làm Phó sứ, tước Dĩnh Thánh bá, phối hợp với Trần Huy Mật và Trịnh Xuân Chú dẫn đầu phái đoàn sang Trung Quốc báo tang và nộp cống. Trong chuyến đi này, ông thấy các quan nhà Thanh thường gọi đoàn sứ nước Đại Việt là "di quan, di mục" tức là quan lại mọi rợ nên ông đã lên tiếng và từ đó họ mới gọi là "An Nam cống sứ".
Sau khi về nước, năm 1762, ông được thăng lên làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, sau đó làm Học sĩ ở Bí thư các để duyệt kỷ sách vở. Năm 1763, ông viết cuốn "Bắc sứ thông lục". Cũng trong năm này, ông được cử đi coi thi Hội. Năm 1764, ông dâng sớ xin thiết lập lại pháp chế, nhưng không được vua đồng ý. Ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, sau đó được làm Tham chính xứ Hải Dương nhưng ông dâng sớ không nhận chức và xin được về hưu.
Đầu năm 1767, chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên ngôi hoàng đế. Nghe theo lời của Nguyễn Bá Lân, Trịnh Sâm triệu Lê Quý Đôn về triều và phong chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, và Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1770, ông được phong chức lên làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm thêm chức Thiêm đô Ngự sử. Sau chuyến đi khám duyệt hộ khẩu ở Thanh Hóa, ông đã dâng sớ lên vua xin tha bớt các khoản thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân vẫn còn thiếu, đã được nhà vua cử người thi hành. Ông đã được phong chức lên Tả thị lang bộ Lại.
Tháng 10/1774, chúa Trịnh Sâm mang quân đi đánh Thuận Hóa, Lê Quý Đôn nhận chức Lưu thủ ở Thăng Long. Đầu năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được vùng Thuận Hóa. Tháng 2 cùng năm, chúa Trịnh về kinh đô, thăng Lê Quý Đôn lên làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1783, ông được vua sai đi Hiệp trấn xứ Nghệ An. không lâu sau, ông được triệu về kinh làm Thượng thư bộ Công.
Khi chính sự triều đình đang rối ren. Lê Quý Đôn ngả bệnh năng nên xin về quê mẹ ở tỉnh Hà Nam đã chữa trị, nhưng bệnh nặng quá nên ông đã qua đời ngày 11/6/1784. Vì thương tiếc một nhân tài của đất nước nên chúa Trịnh đã đề nghị vua Lê Hiển Tông bãi triều ba ngày để tưởng nhớ ông. Khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính đã phong ông tước Dĩnh quận công. Sau này, tên của ông được đặt cho nhiều trường học và nhiều tuyến phố tại nhiều tỉnh thành lớn trong nước.
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Lê Quý Đôn sinh ngày 2-8-1726, mất ngày 11/06/1784, hưởng thọ 58 tuổi.
Nhà báo Lê Quý Đôn sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Lê Quý Đôn sinh ra tại Tỉnh Thái Bình, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con (giáp) ngựa (Bính Ngọ 1726). Lê Quý Đôn xếp hạng nổi tiếng thứ 57906 trên thế giới và thứ 258 trong danh sách Nhà báo nổi tiếng.
/
Ảnh chân dung danh nhân Việt Nam Lê Quý Đôn
Tên của danh nhân Lê Quý Đôn được đặt cho nhiều trường học và tuyến phố
Tượng đài danh nhân lịch sử Lê Quý Đôn
Nhà báo nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Sư Tử nổi tiếng
Con giáp tuổi Ngọ
Sinh năm 1726
Sinh tháng 8
Sinh ngày 2
Sinh ở Thái Bình
Bình luận:
Nội dung:
Các sự kiện năm 1726 và ngày 2-8
Ngày sinh Lê Quý Đôn (2-8) trong lịch sử
- Ngày 2-8 năm 1790: Cuộc điều tra dân số đầu tiên của Hoa Kỳ đã hoàn thành, cho thấy dân số là 3,929,214 người.
- Ngày 2-8 năm 1876: Wild Bill Hickok bị sát hại ở Deadwood, S.D.
- Ngày 2-8 năm 1909: Đồng xu Lincoln đầu tiên được phát hành.
- Ngày 2-8 năm 1923: Warren G. Harding, tổng thống thứ 29 của Hoa Kỳ, qua đời tại San Francisco.
- Ngày 2-8 năm 1943: PT-109, một tàu phóng lôi do Trung úy John F. Kennedy chỉ huy, đã bị đánh chìm ngoài khơi quần đảo Solomon bởi một tàu khu trục Nhật Bản.
- Ngày 2-8 năm 1945: Hội nghị Potsdam, trong đó các nhà lãnh đạo Đồng minh lên kế hoạch quản lý nước Đức thời hậu chiến, đã kết thúc.
- Ngày 2-8 năm 1990: Chiến tranh vùng Vịnh nổ ra khi Iraq xâm lược Kuwait.