Hoàng gia Duy Tân
Duy Tân
Nơi sống/ làm việc: Thừa Thiên Huế
Ngày tháng năm sinh: 19-7-1900
XH chung: #46422
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là vị vua thứ 11 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông trị quốc trong thời gian 9 năm, kể từ năm 1907 đến năm 1916. Ông là con trai thứ của vua Thành Thái. Việc chọn người kế vị lẽ ra phải là con trưởng, thế nhưng vì người Pháp lo sợ người vua trưởng thành nên muốn tìm một vị hoàng tử nhỏ tuổi để lập làm vua. Khi đó, Vĩnh San đang còn bé, trông có vẻ nhút nhát, đần độn nên chính quyền thực dân Pháp đã chọn ông làm người kế vị. Họ cũng đặt niên hiệu cho ông là Duy Tân.
Ngày 05/09/1907, Vĩnh San lên ngôi hoàng đế, lấy niện hiệu là Duy Tân. Người Pháp vì muốn kiểm soát Duy Tân nên lập nên phụ chính gồm sáu đại thần là Nguyễn Hữu Bài, Miên Lịch, Cao Xuân Dục, Lê Trinh, Tôn Thất Hân, Huỳnh Côn để cai trị triều đình dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Người Pháp đã đưa tiến sĩ Sinh học tên là Ebérhard đến Việt Nam để dạy học cho vua Duy Tân, nhưng theo nhiều người nhận xét đó là hành động kiểm soát.
Khoảng năm 1912, khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé đã mở một chiến dịch tìm vàng. Mahé lấy một tượng vàng được đúc từ thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chi trên tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ, đào xới Đại nội và lăng vua Tự Đức để tìm vàng. Duy Tân đã phán đối kịch liệt hành động này của Khâm sứ Pháp, nhưng y đã làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa hoàng cung, không tiếp bất cứ ai. Tòa Khâm sứ Pháp gây áp lực với Duy Tân thì ông đe dọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut phải đến giải quyết thì vua Duy Tân mới đồng ý cho mở cửa thành.
Năm 13 tuổi, Duy Tân xem lại hiệp ước mà Việt - Pháp đã ký. Ông cảm thấy có nhiều điểm bất đồng trong hành vi của người Pháp ở thực tế và những quy định trong hiệp ước nên đã cử Nguyễn Hữu Bài sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước. Nhưng cả triều đình không ái dám nhận nhiệm vụ này. Năm Duy Tân 15 tuổi, ông đã triệu tập cả 6 phụ chính đại thần, bắt họ phải ký vào biên bản để vua cầm qua trình với tòa Khâm sứ nhưng các vị đại thần này đều không ký, phải yết kiến Thái hậu xin can ngăn vua. Kể từ đó, ông có ác cảm với thực dân Pháp và cả triều đình.
Năm 1912, Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập. Phan Bội Châu biết vua Duy Tân là người yêu nước, dám đứng lên chống Pháp nên đã quyết định liên hệ. Hai lãnh đạo của hội là Thái Phiên và Trần Cao Vân đã bỏ tiền để vận động người tài xế riêng của vua xin thôi việc. Thay vào đó, một thành viên của hội là Phạm Hữu Thanh thay vị trí này. Tuy nhiên, tháng 4, một thành viên của Quang Phục Hội tại Quảng Ngãi tên là Võ An đã làm lộ thông tin. Chiều ngày 02/5, Công sứ Pháp tại Quảng Ngãi đã mật điện với Khâm sứ Trung Kỳ. Sau khi khâm sứ Charles nghe tin đã ra lệnh thu súng tại các trại lính người Việt cho hết vào kho và cấm trại không cho người kính Việt ra ngoài. Khi vua Duy Tân ra bãi Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh đã đưa cho vua bức thư do Thái Phiên và Trần Cao Vân viết. Sau khi đọc thư, ông muốn gặp hai người này và họ đã gặp nhau vào ngày hôm sau. Vua Duy Tân đã nhận lời tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định sẽ diễn ra vào lúc 1h ngày 03/05.
Đêm ngày 2/5, Thái Phiên và Trần Cao Vân đón Duy Tân tại bến Thương Bạc rồi đưa vua đến làng Hà Trung để chờ lệnh. Tuy nhiên, chờ đến 3 giờ sáng mà vẫn không nghe hiệu lệnh, biết kế hoạch đã thất bại nên họ đã đưa vua Duy Tân về Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 06/05/1916, họ bị bắt.
Khâm sứ Charles và Toàn quyền thuyết phục Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông từ chối. Pháp bắt triều đình Huế phải xử. Hồ Đắc Trung được cử thảo bản án. Trần Cao Vân bị giam trong nhà ngục đã nhờ người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được nhận hết tội và xin tha tội cho vua Duy Tân. Hồ Đắc Trung thảo bản án đổ hết tội cho Thái Phiên, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu và Trần Cao Vân. Bốn người này đã bị chém tại An Hòa. Vua Duy Tân bị đẩy đi đày ở đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng vua Thành Thái vào năm 1916.
Sau thời gian bị đày ở đảo La Réunion, vì không hợp tính với vua cha Thành Thái nên ông đã cắt đứt mọi liên lạc với gia đình. Sau này, ông còn tham gia quân đôi Pháp. Ngày 24/12/1945, ông lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp để trở về La Réunion thăm gia đình. Tuy nhiên, phi cơ này đã bị rớt ở gần làng Bassako thuộc địa phận của Cộng hòa Trung Phi. Duy Tân và tất cả phi hành đoàn đã thiệt mạng. Tuy nhiên, theo nhiều người cho rằng đây thực chất là một vụ mưu sát. Vì Duy Tân đang sắp trở về Việt Nam, đây là một khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa.
Ngày 28/3/1987, hài cốt của ông được đưa đến Paris để làm lễ cầu diêu. Sau đó, gia đình đã đưa hài cốt của ông về an tái ở An Lăng, Huế.
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Duy Tân sinh ngày 19-7-1900, mất ngày 26/12/1945, hưởng thọ 45 tuổi.
Hoàng gia Duy Tân sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Duy Tân sinh ra tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) chuột (Canh Tý 1900). Duy Tân xếp hạng nổi tiếng thứ 46422 trên thế giới và thứ 142 trong danh sách Hoàng gia nổi tiếng.
/
Chân dung Hoàng gia Duy Tan
Duy Tân là một vị vua dám đứng lên chống quân Pháp
Hình ảnh Duy Tân khi mới lên ngôi vua
Hoàng gia nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Cự Giải nổi tiếng
Con giáp tuổi Tý
Sinh năm 1900
Sinh tháng 7
Sinh ngày 19
Sinh ở Thừa Thiên Huế
Bình luận:
Nội dung:
Các sự kiện năm 1900 và ngày 19-7
Các sự kiện thế giới vào năm sinh Duy Tân
- Phong trào động vật trong hội họa bắt đầu, do Henri Matisse dẫn đầu.
- Bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud xuất bản cuốn Diễn giải những giấc mơ.
- Tại Trung Quốc, các Võ sĩ chống ngoại bang chiếm đóng Bắc Kinh. Lực lượng quốc tế chấm dứt cả cuộc bao vây và Cuộc nổi dậy của võ sĩ quyền anh.
Ngày sinh Duy Tân (19-7) trong lịch sử
- Ngày 19-7 năm 1848: Đại hội quyền phụ nữ đầu tiên, được kêu gọi bởi Elizabeth Cady Stanton và Lucretia C. Mott, được tổ chức tại Seneca Falls, New York.
- Ngày 19-7 năm 1870: Chiến tranh Pháp-Phổ bắt đầu.
- Ngày 19-7 năm 1941: Winston Churchill là người đầu tiên sử dụng ký hiệu "V is for Victory" bằng hai ngón tay.
- Ngày 19-7 năm 1966: Ca sĩ năm mươi tuổi Frank Sinatra kết hôn với nữ diễn viên 21 tuổi Mia Farrow.
- Ngày 19-7 năm 1984: Geraldine Ferraro trở thành người phụ nữ đầu tiên được một đảng chính trị lớn đề cử cho chức vụ phó tổng thống.
- Ngày 19-7 năm 1993: Tổng thống Clinton đã công bố chính sách "Đừng hỏi, đừng nói" liên quan đến những người đồng tính trong quân đội.