Nhạc sĩ Văn Phụng

Văn Phụng

Nơi sống/ làm việc: Jakarta

Ngày tháng năm sinh: ?-?-1930

Dân số Việt Nam 1930: 17,582 triệu

XH chung: #62657

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Nhạc sĩ Văn Phụng

Nhạc sĩ Văn Phụng là ai?
Nhạc sĩ Văn Phụng được xem là một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của âm nhạc Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ông là tác giả của nhiều nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng.
Văn Phung là tên thật là Nguyễn Văn Phụng, là người con thứ hai trong gia đình có 8 người con. Năm 15 tuổi, ông đã nổi danh khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm với bản La Pirière d'une Viege. Năm 16 tuổi ông thi đậu tú tài nhưng bỏ học ngành Y để đi theo con đường âm nhạc.
Năm 1948, nhạc sĩ Văn Phụng đã cho ra mắt tác phẩm đầu tay "Ô mê ly" với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời. Ca khúc này được ông trình diễn trên sân khấu nhiều vũ trường tại Hà Nội. Ngày nay ca khúc này đã không còn quá xa lạ với công chúng Việt Nam, bởi có rất nhiều ca sĩ chọn ca khúc này để thể hiện.
Từ năm 1954 - 1955, nhạc sĩ Văn Phụng di cư vào miền Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh Quân đội. Ông còn là người phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Nhạc sĩ Văn Phụng còn sáng tác nhiều ca khúc mang âm hưởng dân ca như "Trăng sáng vườn chè" (thơ Nguyễn Bính), "Các anh đi" (thơ Hoàng Trung Thông), "Đêm buồn", "Nhớ bến Đà Giang"...
Ông đã hòa âm cho nhiều bài hát trong nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem là một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn thời đó.
Năm 1978, nhạc sĩ Văn Phụng cùng gia đình đến định cư tại Jakarta, Indonesia.
Năm 1994, trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris By Night 27: Văn Phụng - Tiếng hát với cung đàn Nhạc sĩ Văn Phụng qua đời ngày 17 tháng 12 năm 1999, do căn bệnh tiểu đường.
Một số tác phẩm:
1. Ave Maria
2. Giấc mộng viễn du
3. Giang hồ
4. Hát lên nào
5. Hết đêm nay mai sẽ hay
6. Hình ảnh một đêm trăng
7. Hoài vọng
8. Hôn nhau lần cuối
9. Lãng tử
10. Lối cũ
11. Lời nhi nữ
12. Mộng hải hồ
13. Một lần cuối
14. Đêm buồn
15. Dịu dàng
16. Em mới biết yêu đã biết sầu
17. Ghé bến Sài Gòn
18. Giã từ đêm mưa
19. Mộng viễn du
20. Bên lưng đèo
21. Bóng người đi
22. Bức họa đồng quê
23. Các anh đi
24. Chán nản
25. Chung thủy
26. Mưa
27. Mưa rơi thánh thót
28. Mưa trên phím ngà
29. Nhớ bến Đà Giang
30. Nỗi buồn
31. Ô! Mê ly
32. Sóng vàng trên vịnh Nha Trang
33. Suối tóc
34. Sương thu
35. Ta vui ca vang
36. Thuyền xưa bến cũ
37. Tiếng dương cầm
 
 

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

Nhạc sĩ Văn Phụng được học đàn dương cầm với hai giáo sư Perrier và bà Vượng. Năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".
Khi còn đi học nhạc sĩ Văn Phụng luôn là một học sinh xuất sắc. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.
Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.
Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội và gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự.

Cuộc sống gia đình

Thời trẻ, ông có đem lòng yêu một cô thiếu nữ Hà Nội tên là Châu Hà. Mối tình đẹp nhưng vì gia đình Văn Phụng ngăn cấm nên Châu Hà đã phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để quên đi quá khứ.
Không lâu sau, nhạc sĩ Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ cho. Vợ ông là người Hà Nội nổi tiếng "đẹp người, đẹp nết" rất được bố mẹ chồng thương quý. Hai ông bà đã có với nhau 5 người con gái và 1 người con trai. Những tưởng cuộc sống từ đã đây êm ấm nhưng mối tình xưa đã thôi thúc Văn Phụng đi tìm mối tình đầu của mình.
Văn phụng vào nam, khi đó Châu Hà đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà. Hai người gặp lại nhau và thấy dường như mối tình ngày nào còn chưa nguôi. Ban đầu vì những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh, nhưng sau đó vượt qua mọi trở ngạị và trở về bên nhau. Họ đã tạo nên một đôi uyên ương của làng âm nhạc Việt Nam. Văn phụng và Châu Hà có với nhau 2 người con gái.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Văn Phụng là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Nhạc sĩ Văn Phụng

Nhạc sĩ Văn Phụng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Văn Phụng

Nhạc sĩ Văn Phụng sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Văn Phụng sinh ngày ?-?-1930, mất ngày 17/12/1999, hưởng thọ 69 tuổi.
Nhạc sĩ Văn Phụng sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Văn Phụng sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Jakarta, nước Indonesia. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) ngựa (Canh Ngọ 1930). Văn Phụng xếp hạng nổi tiếng thứ 62657 trên thế giới và thứ 510 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1930 vào khoảng 17,582 triệu người.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Văn Phụng

Chân dung Nhạc sĩ Văn Phụng
Chân dung Nhạc sĩ Văn Phụng
Nhạc sĩ Văn Phụng cùng vợ - Ca sĩ Châu Hà
Nhạc sĩ Văn Phụng cùng vợ - Ca sĩ Châu Hà
Một bức ảnh về Văn Phụng- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam
Một bức ảnh về Văn Phụng- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam

Văn Phụng trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 
 
 

Các sự kiện năm 1930 và ngày 31-2

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Văn Phụng

  • Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Ý ký hiệp ước giải trừ quân bị hải quân.
  • Phát xít Đức giành được lợi ích trong các cuộc bầu cử ở Đức.
  • Haile Selassie trở thành hoàng đế của Ethiopia.
Hiển thị toàn bộ

Các Nhạc sĩ nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nội

Ghi chú về Nhạc sĩ Văn Phụng

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Văn Phụng được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Văn Phụng có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com
Website liên kết: