Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ

Mạc Thái Tổ

Nơi sống/ làm việc: Hải Phòng

Ngày tháng năm sinh: 23-11-1483

XH chung: #66732

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ

Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ là ai?
Mạc Thái Tổ tên thật là Mạc Đăng Dung, là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò hết sức quan trọng trong nhiều sự kiện đánh dẹp các thế lực chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của phe cánh ủng hộ nhà Lê, lập nên nhà Mạc và cứng rắn chống lại các thế lực phò trợ vua Lê tại Thanh Hóa.
Năm 1504, vua Lê Hiến Tông triều Lê sơ qua đời, nhà vua được sử gia Vũ Quỳnh đánh giá là một bậc vua hiền, giữ vững cơ đồ nhưng chẳng may chết sớm. Con trai thứ của Lê Hiến Tông lên ngôi, lấy hiệu là Lê Túc Tông cũng qua đời sau 1 năm lên ngôi, hưởng dương 17 tuổi. Lê Túc Tông qua đời thì người anh của vua lên thay, lấy hiệu là Lê Uy Mục. Vua Uy Mục là một người thích ra oai, hoang dâm, mê tửu sắc, để họ ngoại lộng hành triều chính, người đời lúc bấy giờ gọi là Quỷ vương, khiến cơ đồ nhà Lê tiến đến suy tàn.
Mạc Đăng Dung là người có sức khỏe nên khi vua Lê Uy Mục tổ chức kỳ thi tuyển dũng sĩ, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân. được vào làm trong quân Túc Vệ cầm dù đi theo vua. Trong hàng ngũ võ quan của nhà Lê, sử gia Lê Quý Đôn đánh giá Mạc Đăng Dung là người có tính tình thật thà ngay thẳng. Năm 1508, ông đã được làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ.

Vua Lê Uy Mục ham mê tửu sắc, bỏ bê triều chính, mặc sức để họ ngoại lộng hành, khiến lòng dân bất bình, căm phẫn. Năm 1509, vua đuổi người tôn thất và những công thần triều đình về xứ Thanh Hóa. Viên tướng Nguyễn Văn Lang đã mang quân ba phủ đứng lên khởi binh ở Tây Đô, giữ cửa biển Thần Phù. Lê Oanh là cháy của Lê Thánh Tông bị bắt nhưng trốn ra được, đã chạy về phía cửa biển Thần Phì và được Nguyễn Văn Lang phò lập làm minh chủ. Quân của Lê Oanh từ Thanh Hóa tiến quân ra Thăng Long, vua Uy Mục thua trận đã uống thuốc độc tự vẫn. Lê Oanh lên ngôi lấy hiệu là Lê Tương Dực.

Thời vua Tương Dực dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp khắp nơi, nhiều nơi dất binh làm loạn dẫn đến sự suy vong của triều Lê sơ. Năm 1511, Mạc Đăng Dung được bổ nhiệm chức quan Vũ Xuyên bá. Thời đó, các thuật sĩ nói với vua Tương Dực rằng phương đông có sắc khí thiên tử, nên vua đã sai Nguyễn Văn Lang đem quân đến Đồ Sơn- Hải Phòng để trấn yểm. Thời gian này xảy ra hạn hán, dân tình vào nạn đói, Trần Tuân, Nguyễn Nghiêm đã nổi dậy chống lại triều đình, khiến triều đình nhiều phen vất vả đánh đẹp.

Thời vua Lê Chiêu Tông, trong triều đình quyền thiền tranh giành đấu đá, bên ngoài thì giặc giã nổi lên. Năm 1517, người Nguyễn Hoằng Dụ và trịnh Tuy đánh nhau, Trịnh Tuy yếu thế phải chạy về Lôi Dương ở Thanh Hóa. Một thế lực khác là Trần Chân đang tìm cách đánh Nguyễn Hoằng Dụ, khiến Hoằng Dụ chạy về Thanh Hóa, từ đó chỉ có Trần Chân là phụ chính trong triều đình. Mạc Đăng Dung lúc bấy giờ đang trấn thủ Sơn Nam. Trần Chân gửi thư khuyên Mạc Đăng Dung chặn lại nhưng ông không nỡ. Nguyễn Hoằng Dụ sau đó cũng gửi thu cho Đăng Dung nhưng Đăng Dung cũng án binh bất động, Hoằng Dụ chạy thoát về tống Sơn, Thanh Hóa.

Thời ấy, Cù Khắc Xương, Trần Khắc Xương lấy đạo Thiên Vũ, Thiên bồng để mê hoặc người dân, Mạc Đăng Dung dâng sớ xin trị tội những người này. Nhà vua đã nghe theo và giết những viên quan mê tín tà thuyết. Thiệu quốc công Lê Quảng Độ đầu hàng phe Trần Cảo, Mặc Đăng Dung dâng sớ xin vua được đi bắt kẻ bất trung, vua cũng đồng ý. Từ đấy, nhà vua rất tin Đăng Dung và càng thêm ân sủng. Năm 1518, ông đã được thăng lên chức Vũ Xuyên hầu, trấn thủ Hải Dương. Ở Đây, chiêu mộ hương binh, chính đốn quân ngũ, khiến quân binh ngày càng đông. Sau khi đánh đuổi được Trịnh Tuy và Nguyễn Hoằng Dụ, quyền thế của Trần Chân lại càng thêm lớn. Mặc Đăng Dung cũng phải sợ liền dạm hỏi con gái của Trần Chân cho con trai Mạc Đăng Doanh. Bấy giờ, triều thần dâng kế lên nhà vua, dụ Trần Chân vào cung rồi sai lực sĩ bắt, Trần Chân chạy đến cổng thành thì bị người giữ cửa chém. Các thủ hạ của Trần Chân kéo quân đến kinh đô báo thù. Vua Chiêu Tống không chống nổi nên phải bỏ chạy trong đêm sang dinh Bồ Đề ở Gia Lâm.

Trịnh Tuy lúc này tủy chỉ có 1 vạn binh, đang đóng quân ở xứ Sơn Nam, nhưng nghe tin vua chạy ra ngoài. Chiêu Tông gọi Nguyễn Hoằng Dụ đang ở Thanh Hóa ra đánh Nguyễn Kính nhưng Hoằng Dụ không đi. Lê Chiêu Tông bèn lệnh cho Mạc Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương về kinh đô cứu, rồi sau người đi dụ Nguyễn Kinh nhưng Nguyễn Kinh không rút quân. Mặc Đăng Dung từ Hải Dương về đóng quân tại sông Nhị Hà. Trong sách "Đại Việt thông sử" cho rằng, lúc này Đăng Dung thấy triều đình rối ren nên này sinh ý đồ khác. Ông mượn thế của quân địch để giết hết các đại thần, chặt hết tay chân của vua Lê Chiêu Tông, lập nên kế đi dụ quân địch, rồi mạo danh lời họ, ép triều đình xử tử Đoan quận công Ngô Bính, Thọ quân công Trịnh Hựu và Chử Khải.

Lúc này, Trịnh Tuy và một mố tướng ở Sơn Tây lập người con của Tĩnh tu công Lộc lên làm hoàng đế, sửa năm năm lại phế bỏ để lập Lê Do lên. Vua Chiêu Tông mời Hoằng Dụ đi đánh Trịnh Tuy, Nguyễn Kính, Nguyễn Áng ở Sơn Tây, Hoằng Dụ mang quân cùng Đăng Dung đi đánh, nhưng quân Hoằng Dụ thua to, quân lính chết nhiều nên đành lui về Thanh Hóa. Từ đây, Mạc Đăng Dung thống lĩnh quân thủy bộ.

Khi thế lực của Mạc Đăng Dung càng ngày càng lớn mạnh, vua và các quan trong triều Lê không hài lòng, nhưng cũng bất lức. Nghe theo các cận thận trung thành, đêm ngày 27/7/1522, vua Lê Chiêu Tông rời kinh thành đến Sơn Tây hiệu triệu quân bốn phương hỏi tội Mạc Đăng Dung. Ngày hôm sau, Mạc Đăng Dung sau Hoàng Suy Nhạc mang quân đuổi theo và trận chiến đã xảy ra, Hoàng Duy Nhạc bị giết chết. Trong tình huống kinh thành không có chủ, Mạc Đăng Dung đã bàn với các đại thần lập Hoàng đệ Xuân (Lê Cung Hoàng) lên làm vua. Ngày 01/8/1522, Hoàng Đệ Xuân lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu thành Thống Nguyên năm thứ nhất. Lê Chiêu Tông sai người gọi Vũ Hộ ra giúp đỡ, nhưng Vũ Hộ lại mang quân quy phục Mạc Đăng Dung. Lúc bấy giờ, các xứ Nam, Tây, Bắc đều theo Lê Chiêu Tông. Mạc Đăng Dung chi các dinh thủy và bộ để đánh các xứ ở bến Đông hà. Chiêu Tông lệnh cho Lại Thúc Mậu, Nguyễn Định, Nguyễn Dư Hoan, Đàm Khắc Nhượng dàn dựng trận chiến để chống giữ và cầm cự nhưng bị Mạc Đăng Dung đánh bại.

Lúc bấy giờ, một nước có hai vùa, vua Lê Chiêu Tông ở xứ Thanh Hóa lực lượng cựu thần nhà Lê do Trịnh Tuy đứng đầu, vua Lê Cung Hoàng ngự trị tại dinh Bồ Đề, mọi việc do Mạc Đăng Dung dàn xếp. Sau khi dẹp được một số lực lượng nổi dậy, khí thế của phe Mạc Đăng Dung trở nên mạnh mẽ, kiểm soát cả vùng Kinh Bắc, quan lại và dân chúng quy phục ngày một đông lên. Mạc Đăng Dung sai em là Mạc Quyết, cùng Vũ Như Quế và Vũ Hộ đem quân đánh Lê Chiêu Tông và Trịnh Tuy ở Thanh Hóa. Cùng lúc đó, ông lấy danh vua Lê Cung Hoàng tuyên bố phế truất Lê Chiêu Tông xuống làm Đà Dương vương. Năm 1524, ông nắm chức Bình Chương quân quốc trọng sư, tước Nhân Quốc công, Thái phó. Tháng 10/1525, Mạc Đăng Dung dẫn quân đánh Trịnh Tuy ở đầu Thanh Hóa. Trịnh Tuy bại trận qua đời, Chiêu Tông bị dẫn về Kinh sư. Sau đó, Mạc Đăng Dung tiếp tục dẹp các lực lượng trung thành với Chiêu Tông và những tướng chống đối mình. Khi mọi lực lượng chống đồi đều bị xử lý, quyền lực gần như đã thuộc về Mạc Đăng Dung. Ông quay về Cổ Trai nhưng vẫn chế ngự việc triều chính. Ngày 18/12/1526, ông sai Phạm Kim Bảng bí mật hạ sát Lê Chiêu Tông tại nơi giảm lỏng ở Đông Hà.

Tháng 4/1527, Lê Cung Hoàng sai đình thần mang áo mão thêu rồng đen, kiệu tía.. đến Cổ Trai, tấn phpng Đăng Dung lên làm An Hưng Vương. Nhưng Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai về kinh đô đã ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Mạc, lấy hiệu là Mạc Thái Tổ.

 
 

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ

Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Mạc Thái Tổ

Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Mạc Thái Tổ sinh ngày 23-11-1483, mất ngày 22/1541, hưởng thọ 58 tuổi.
Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Mạc Thái Tổ sinh ra tại Thành phố Hải Phòng, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) mèo (Quý Mão 1483). Mạc Thái Tổ xếp hạng nổi tiếng thứ 66732 trên thế giới và thứ 17 trong danh sách Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/
 
 

Các sự kiện năm 1483 và ngày 23-11

Ngày sinh Mạc Thái Tổ (23-11) trong lịch sử

  • Ngày 23-11 năm 1889: Máy hát tự động đầu tiên được lắp đặt tại Palais Royal Saloon ở San Francisco.
  • Ngày 23-11 năm 1936: Số đầu tiên của tạp chí Life đã xuất hiện trên các sạp báo. Ảnh bìa của Margaret Bourke-White có Đập Fort Peck.
  • Ngày 23-11 năm 1945: Khẩu phần thực phẩm thời chiến của Hoa Kỳ, gồm thịt, bơ và các loại thực phẩm khác, đã kết thúc.
  • Ngày 23-11 năm 1971: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ngồi vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • Ngày 23-11 năm 2003: Eduard Shevardnadze từ chức tổng thống Georgia.
Hiển thị toàn bộ

Các Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hải Phòng

Ghi chú về Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Mạc Thái Tổ được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Hoàng Đế Việt Nam Mạc Thái Tổ có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com
Cùng năm sinh 1483
Website liên kết: