Nhà thơ Ngân Giang

Ngân Giang

Nơi sống/ làm việc: Hà Nội

Ngày tháng năm sinh: 20-3-1916

XH chung: #70286

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Nhà thơ Ngân Giang

Nhà thơ Ngân Giang là ai?
Nhà thơ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh ra trong một gia đình Nho học tại phố Hàng Trống, Hà Nội; quê gốc của bà là ở thôn Hướng Dương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Ngoài bút danh Ngân Giang, bà còn có các bút danh khác: Hạnh Liên, Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên.
Ngân Giang cũng là một trong số ít nữ văn sĩ trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ khóa đầu tiên (1957).
Bà được nhiều người ái mộ không chỉ bởi nhan sắc và hay thơ mà còn vì bà đàn giỏi, biết uống chút rượu, tâm hồn mộng mơ, sương khói mà gia chánh cũng đảm đang... Sinh thời, bà từng đấu cờ với nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, đã có lần bà đánh đàn cho vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu nghe, tiếng tăm dậy cả một vùng.
Bà viết nhiều thơ mang hơi hướng thơ Đường, trong số đó có nhiều bài hay như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa, Bạch Đằng giang...
Nhà thơ Ngân Giang mất ngày 17 tháng 8 năm 2002, và được chôn tại quê quán gốc của bà là làng Hướng Dương, huyện Thường Tín.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
  • Những người sống mãi (nxb Sự Thật năm 1973)
  • Những ngày trong hiến binh Nhật (nxb Đức Trí năm 1946)
  • Tiếng vọng sông Ngân (nxb Lê Cường năm 1944)
  • Giọt lệ xuân (nxb Tân Dân năm 1932)
  • Ba tập Thơ Ngân Giang (nxb Phụ Nữ năm 1989 - nxb Trẻ năm 1991 - nxb Phụ Nữ năm 1994)

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

  • Năm 6 tuổi, Ngân Giang đã được cha dạy cho chữ Hán, học "ké" chữ quốc ngữ của một thầy hàng xóm và được người bác gái làm nghề thuốc yêu thích thơ Đường, dạy cho cách làm thơ phú... Nhờ vậy, mới lên 8 tuổi, bà đã có bài thơ đầu tiên tên "Vịnh Kiều" đăng trên báo Đông Pháp, với bút danh Nguyệt Quyên.
  • Năm 9 tuổi, đọc kinh Phật, tự cảm thấy mình mắc nhiều tội lỗi quá, bà định quyên sinh nhưng được người nhà kịp thời phát hiện và cứu chữa.
  • Năm 20 tuổi, bà học đàn tại Hàn lâm âm nhạc do Hội Khai trí Tiến Đức chủ trì và làm việc cho tờ Ngọ báo.
  • Năm 1938, bà rời Hà Nội vào Sài Gòn, viết cho Điện Tín nhật báo, báo Mai. Sau đó, bà trở ra Hà Nội viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Đàn bà...
  • Đầu năm 1944, bà tham gia mặt trận Việt Minh.
  • Năm 1945, bà bị hiến binh Nhật bắt ở nhà Dầu (Khâm Thiên), bị giam cầm khoảng một tháng. Khi được tha, bà tham gia cướp chính quyền rồi được cử làm Trưởng đoàn phụ nữ Cứu quốc TP. Hà Nội, sau đó phụ trách Phòng Tuyên truyền đường lối chính sách của Mặt trận Việt Minh.
  • Năm 1946, Ngân Giang phụ trách Ban Lễ tân Bộ Nội vụ. Sau đó, bà ra chiến khu công tác tại Sở tuyên truyền liên khu I.
  • Năm 1949, bà trở về Hà Nội.
  • Năm 1954, Ngân Giang công tác tại Sở văn hóa Hà Nội.
  • Bà được kết nạp chính thức vào Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1957. Sau đó bà làm việc tại đây từ năm 1958 -1961.

Cuộc sống gia đình

Dòng họ của bà đa phần sống bằng nghề thêu ren và bốc thuốc bắc, nhưng lại là một dòng họ có truyền thống văn học.
Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ, ông nội là một nho sĩ nổi tiếng ở đất Bắc Hà, bạn thân của thi hào Nguyễn Du; cha bà cũng được ông nội dạy cho chữ Hán, đàn nguyệt nên cũng nổi danh không kém.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn trai/ chồng/ người yêu Nhà thơ Ngân Giang là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Nhà thơ Ngân Giang

Nhà thơ Ngân Giang cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Ngân Giang

Nhà thơ Ngân Giang sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Ngân Giang sinh ngày 20-3-1916, mất ngày 17/08/2002, hưởng thọ 86 tuổi.
Nhà thơ Ngân Giang sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Ngân Giang sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) rồng (Bính Thìn 1916). Ngân Giang xếp hạng nổi tiếng thứ 70286 trên thế giới và thứ 517 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Ngân Giang


Chân dung Nhà thơ Ngân Giang

Nhà thơ Ngân Giang làm thơ

Một hình ảnh chân dung của Nhà thơ Ngân Giang

Nhà thơ Ngân Giang lúc sinh thời trong một buổi giao lưu

Ngân Giang trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 

Các sự kiện năm 1916 và ngày 20-3

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Ngân Giang

  • Trận Verdun đã diễn ra. Trận Somme diễn ra vào tháng 7. Bối cảnh: Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Pershing thất bại trong cuộc đột kích vào Mexico để truy tìm Pancho Villa của phiến quân.
  • Cuộc nổi dậy Phục sinh ở Ireland do quân đội Anh tiến hành.

Ngày sinh Ngân Giang (20-3) trong lịch sử

  • Ngày 20-3 năm 1602: Công ty Dutch East India Company  được ra đời. Trong suốt lịch sử 196 năm, nó đã trở thành một trong những công ty lớn mạnh nhất thế giới.
  • Ngày 20-3 năm 1727: Nhà bác học vĩ đại người Anh, Isaac Newton qua đời ở London hưởng thọ 84 tuổi.
  • Ngày 20-3 năm 1852: Tác phẩm "Túp lều bác Tom" của Harriet Beecher Stowe đã được xuất bản.
  • Ngày 20-3 năm 1969: John Lennon kết hôn với Yoko Ono ở Gibraltar.
  • Ngày 20-3 năm 1985: Libby Riddles trở thành người phụ nữ đầu tiên chiến thắng Iditarod.
  • Ngày 20-3 năm 1990: Namibia trở thành một quốc gia độc lập.
  • Ngày 20-3 năm 1995: Hai thành viên của giáo phái Nhật Bản Aum Sinrikyo đã xả khí độc trong một trạm dừng tàu điện ngầm ở Tokyo vào giờ cao điểm, khiến 12 người thiệt mạng và hơn 5.000 người phải nhập viện điều trị.
  • Ngày 20-3 năm 1999: Bertrand Piccard và Brian Jones trở thành những người đầu tiên bay khinh khí cầu vòng quanh thế giới.
  • Ngày 20-3 năm 2003: Lực lượng bộ binh tiến vào Iraq và đợt không kích thứ hai nhằm vào Baghdad đã được phát động.
Hiển thị toàn bộ

Các Nhà thơ nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nội

Ghi chú về Nhà thơ Ngân Giang

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Ngân Giang được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhà thơ Ngân Giang có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: