Chính trị gia Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch
Nơi sống/ làm việc: Đài Bắc
Ngày tháng năm sinh: 31-10-1887 (138 tuổi)
XH chung: #55981
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Tưởng Trung Chính hay Tưởng Giới Thạch có tên ban đầu là Thụy Nguyên, là một nhà quân sự nổi tiếng, một chính trị gia nổi bật trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Tổng tư lệnh Quốc Dân cách mệnh quân, Hiệu trưởng trường sĩ quan lục quân, Chủ tịch chính phủ quốc dân, Ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Chính phủ quốc dân, Viện trưởng Hành chính viện, Tổng tài Quốc dân đảng Trung Quốc, Đoàn trưởng đoàn thanh niên Tam Dân chủ nghĩa, Tổng thống Trung hoa dân quốc...
Tưởng Giới Thạch đã thống trị Trung Quốc Đại Lục trong khoảng thời gian gần 22 năm, cho tới khi Đảng Cộng sản trung Quốc thành lập chính phủ năm 1949. Ông liên tục được bầy vào vị trí Tổng thống từ nhiệm kỳ 1 đến nhiềm kỳ 5, đồng thời còn được bổ nhiệm làm Tổng tài Quốc dân Đảng Trung Quốc. Ngày 01/03/1950, ông tuyên bố tái nhậm chức Tổng thống Trung Hoa dân Quốc ở Đài Loan, và giữ chức này tới khi qua đời vào năm 1975.
Tháng 10/1911, sau khi nghe được tin tức về Khởi nghĩa Vũ Xương, Tưởng Giới Thạch đã lên thuyền về Trung Quốc. Ngày 30/10 cùng năm, ông đã về tới Thượng Hải. Ngày 03/11, Trần Kỳ Mỹ đã đánh chiếm được Thưởng hải, và đang tập hợp lực lượng để công chiếm Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch đã tham gia hoạt động này và đã được Trần Kỳ Mỹ đánh giá cao và thăng lên làm sĩ quan chỉ huy đội tiên phong trong trận đánh Chiết Giang. Sau khi đánh thắng trận Chiết Giang, bắt giữ Tuần phủ Tăng Uẩn giải về Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch đã được thăng lên làm Trung Đoàn Trưởng trung đoàn 5 Hỗ quân (tức Quân đội Thượng Hải). Ông được xem là một trong số những nhân tài quân sự nổi bật của đảng.
Ngày 14/01/1912, vì xảy ra tranh chấp giữa các phe phái nên Trần Kỹ Mỹ đã lệnh cho Tưởng Giới Thạch phải ám sát thủ lĩnh Quang Phục hội Đào Thanh Chương ở bệnh viện Quảng Từ Thượng Hải. Sau đó, ông bị Tôn Trung Sơn cho thuộc hạ truy bắt vì vụ án Đào Thanh Chương, kết quả phải tránh sang Nhật Bản. Tại Nhật Bản, ông học tiếng Đức và lập nên Tạp chí "Quân thanh", viết các bài viết như: "Quản trị quân-chính sau chiến tranh cách mạng", "Nghị luận hạn hẹp về tác chiến chinh phạt Mông Cổ"... Mùa đông cùng năm, ông về Trung Quốc cư trú.
Năm 1922, Tưởng Giới Thạch tới Quảng Tây để gặp Tôn Trung Sơn thảo luận về thời gian xuất quân đến Thiều Châu. Nhưng vì Trần Quýnh Minh có ý đồ xấu, cản trở Bắc phạt nên ông đã tức giận bỏ về. Tháng 6 cùng năm, Trần Quýnh Minh làm phản, Tôn Trung Sơn phải tị nạn trên con tàu Vĩnh Phong. Cho tới ngày 29/06, Tưởng Giới Thạch tới Quảng Đông, từ đó ông đi theo Tôn Trung Sơn, chỉ huy hải quân đánh phản quân. Ngày 09/08, quân Bắc phạt thua trận trở về, Tường Giới Thạch cùng Tôn Trung Sơn rời Quảng Đông tới Thượng Hải. Sau 40 ngày lênh đênh trên tàu thì cả hai cũng tới nơi. Tưởng Giới Thạch đã đưa Tôn Trung Sơn thoát hiểm tới Thượng Hải, đồng thời ông cũng sáng tác "Ký sự Tôn đại tổng thống gặp nguy tại Quảng Châu" để vạch trần tội làm phản của Trần Quýnh Minh. Mùa đông cùng năm, Tưởng Giới Thạch được thăng lên làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Đông lộ thảo tặc quân, tuân lệnh Tôn Trung Sơn đến Phúc Kiến dẹp loạn. Năm 1923, Tôn Trung Sơn tới Quảng Châu. Tại Thượng Hải, Ngu Hiệp Khanh dắt Tưởng Giới Thạch tới chỗ thủ lĩnh Thang bang Hoàng Kim Vinh để bái sư. Ngày 22/11, Tôn Trung Sơn đã viết một bức thư cho Tưởng Giới Thạch khích lệ ông nên kiên nhẫn.Năm 1923, sau khi Ủy ban Quân sự Tổng bộ Trung Quốc Quốc dân Đảng ra đời, Tưởng Giới Thạch đã trở thành Ủy viên nhậm chức Tham mưu trưởng địa bản doanh. Ngày 17/02, ông được Tôn Trung Sơn bổ nhiệm làm tham mưu trưởng hành doanh đại nguyên soái. Ngày 24/01/1924, Tôn Trung Sơn lệnh cho Tưởng Giới Trạch nhậm chức Ủy viên trưởng Ủy ban trù bị trường quân sự Lục Quân. Nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn Tưởng đã từ chức. Tháng 4 cùng năm, Tôn Trung Sơn đã gửi một công văn lệnh cho Tưởng Giới Thạch không được ngại gian khổ, kiên trì phấn đấu, không được từ chức. Ngày 03/05, ông nhận lệnh của Tôn Trung Sơn đến trường Tham mưu trưởng Bộ tổng Trường Châu để nhậm chức Hiệu trưởng.
Tháng 3/1925, Tôn Trung Sơn qua đời ở Bắc Kinh. Tưởng Giới Thạch gửi đơn bày tỏ sự thương tiếc và về Quảng Châu cúng tế. Sau đó, ông được Trung ương bổ nhiệm vào vị trí Tư Lệnh quan Đảng quân. Tháng 6, Dương Hy Mẫn và Lưu Chấn Hoàn tạo phản, Tưởng Giới Thạch đã được lệnh làm Tư lệnh quân đồn trí Quảng Châu mang quân đi dẹp loạn. Tháng 8, một thủ lĩnh của Trung Quốc Dan đảng tên là Liệu Trọng Khải bị ám sát, gây bão trong dư luận nên Trung ương đã bổ nhiệm Tưởng làm Ủy viên, đồng thời phụ trách toàn quyền chính trị, quân sự, cảnh sát để xử lý vụ án của Liêu Trọng Khải. Ngày 24/06, ông trở thành Tư Lệnh quân đồn trú Quảng Châu.
- Map Phúc Mai (1901–1921)
- Diêu Dã Thành (1911–1921)
- Trần Khiết Như (1921–1927)
- Tống Mỹ Linh (1927–1975)
Ông có người con trai là Tưởng Kinh Quốc và 1 người con nuôi là Tưởng Vĩ Quốc.
Các mối quan hệ thân thiết
Tưởng Giới Thạch là chồng của chính trị gia Tống Mỹ Linh - em gái của chính trị gia Tống Khánh Linh
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31-10-1887 (138 tuổi).
Chính trị gia Tưởng Giới Thạch sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Tưởng Giới Thạch sinh ra tại Thành phố Chiết Giang, nước Trung quốc. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Đài Bắc, nước Đài Loan. Ông sinh thuộc cung Thần Nông, cầm tinh con (giáp) lợn (Đinh Hợi 1887). Tưởng Giới Thạch xếp hạng nổi tiếng thứ 55981 trên thế giới và thứ 868 trong danh sách Chính trị gia nổi tiếng.
- Những người nổi tiếng tên Thạch
- Những người nổi tiếng tên Giới Thạch
- Những người nổi tiếng tên Tưởng Giới Thạch
/
Ảnh chân dung chính trị gia Tưởng Giới Thạch
Bức ảnh cưới của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh
Vợ chồng chính trị gia Tưởng Giới Thạch từng nhận danh hiệu "Vợ chồng của năm" của một táp chí ở Mỹ
Chính trị gia nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Thần Nông nổi tiếng
Con giáp tuổi Hợi
Sinh năm 1887
Sinh ở Chiết Giang
Bình luận:
Nội dung:
Các sự kiện năm 1887 và ngày 31-10
Ngày sinh Tưởng Giới Thạch (31-10) trong lịch sử
- Ngày 31-10 năm 1517: Để đánh dấu sự khởi đầu của cuộc Cải cách Tin lành ở Đức, Martin Luther đã dán 95 Luận văn trước cửa nhà thờ Cung điện Wittenberg.
- Ngày 31-10 năm 1846: Một trận tuyết rơi dày đã khiến cho Đảng Donner bị mắc kẹt ở vùng núi Sierra Nevada.
- Ngày 31-10 năm 1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36.
- Ngày 31-10 năm 1941: Công việc xây dựng tượng đài Mount Rushmore đã hoàn thành.
- Ngày 31-10 năm 1956: Chuẩn Đô đốc G. J. Dufek trở thành người đầu tiên hạ cánh máy bay xuống Nam Cực.
- Ngày 31-10 năm 1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát.
- Ngày 31-10 năm 1992: Giáo hoàng John Paul II thừa nhận rằng Giáo hội Công giáo La Mã đã sai lầm khi kết tội Galileo theo tà giáo 350 năm trước đó.