Chính trị gia Triệu Tử Dương

Triệu Tử Dương

Nơi sống/ làm việc: Bắc Kinh

Ngày tháng năm sinh: 16-10-1919

XH chung: #55987

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Chính trị gia Triệu Tử Dương

Chính trị gia Triệu Tử Dương là ai?
Triệu Tử Dương là một chính trị gia người Trung Quốc. Ông là cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa từ năm 1980-1987. Từ năm 1987-1989, ông là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông là người đã có công trong việc lãnh đạo việc áp dụng các biện pháp cải cách thị trường thúc đẩy nền sản xuất của trung Quốc phát triển. Ông còn tìm ra nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng quan lưu, đồng thời chống tham nhũng. Ông từng là người được đề cử sẽ kế nhiệm Đặng Tiểu Bình, nhưng vì ủng hộ những sinh viên tham gia cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 nên ông đã bị thanh trừng, phải sống 15 năm cuối đời trong sự quản thúc.
Triệu Tử Dương gia nhập Liên Đoàn thanh niên Cộng sản vào năm 1932. Ông hoạt động ngầm với vai trò là một thành viên Đảng cộng sản trong cuộc chiến Trung - Nhật từ năm 1937-1945, và cuộc Nội chiến Trung Quốc diễn ra sau đó. Từ năm 1951, ông là một nhân vật của Đảng bắt đầu nổi lên yaij Quảng Đông, vì đã đưa ra nhiều giải pháp cải cách nông nghiệp thành công. Năm 1962, ông cho giải tán hệ thống hợp tác xã, với mục đích đưa đất về tay người nông dân. Ông còn chỉ đạo thanh trừng những cán bộ tham nhũng, có quan hệ với Quốc Dân đảng. Cho tới năm 1965, ông đã giữ chức Bí thư đảng tỉnh Quảng Đông, mặc dù chưa phải là thành viên của Ủy ban trung ương đảng. Triệu Tử Dương ủng hộ các biện pháp cải cách của Lưu Thiếu Kỳ, chính vì thế ông đã bị cách chức bí thư đảng Quảng Đông trong cuộc Cách mạng Văn Hóa vào năm 1967. Sau đó bị giải đi trên đường phố Quảng Châu với một chiếc mũ giấy trên đầu, và bị chỉ trích là "một tàn tích thối tha của tầng lớp địa chủ". Ông đã mất 4 năm sống trong tư cách một lao động cưỡng bức tại một nhà máy. Cho tới năm 1971, ông được giao việc trở thành một viên chức ở Nội Mông, sau đó quay lại Quảng Đông vào năm 1972. Năm 1973, ông được Thủ tướng Chu Ân Lai khôi phục tư cách chính trị, được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung Ương, sau đó được cử tới tỉnh Tứ Xuyên nhận chức bí thư thứ nhất vào năm 1975.
Tứ Xuyên là một tỉnh lớn, nhưng bị tàn phá nặng sau cuộc Đại Nhảy vọt, và Cách mạng văn hóa. Triệu Tử Dương đã đưa ra nhiều cải cách mông nghiệp theo định hướng thị trường và đã đạt được nhiều thành công, đưa năng suất công nghiệp tăng lên 81%, còn sản lương nông nghiệp tăng 255 sau 3 năm. Với những thành công trong cải cách kinh tế ở Tứ Xuyên, Đặng Tiểu Bình đã xem "Kinh nghiệm Tứ Xuyên" như một mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc. Năm 1977, Triệu Tử Dương đã được bầu làm thành viên dự khuyết trong Bộ Chính trị, sau đó trở thành thành viên đầy đủ vào năm 1979. Năm 1982, ông gia nhập Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Năm 1989, sau cái chết của Hồ Diệu Bang, cộng với sự gia tăng khó khăn trong kinh tế vì tình trạng lạm phát, nhiều sinh viên và tri thức đã nảy sinh sự phản kháng trên diện rộng. Các cuộc biểu tình của sinh viên và giới tri thức trong hoàn cảnh không khí chính trị cởi mở. Nhưng trớ trêu thay là một số lời chỉ trích ban đầu lại nhắm vào Triệu Tử Dương. Trong khi những người tham gia cuộc phản kháng muốn chấm dứt ngay tình trang tham nhũng thì các người cứng rắn trong chính phủ lại có ý định tiến đến một phương pháp giải quyết mạnh. Khi đó, Triệu Tử Dương đang ở Bình Nhưỡng. Từ Bình Nhưỡng trở về, ông đã nhiều lần cố gắng lèo lái sự việc theo hướng tích cực hơn bằng việc mở các kênh đối thoại trực tiếp giữa sinh viên và chính phủ các cấp. Ông ra lệnh cho truyền thông đưa tin về cuộc phản kháng ở mức tự do này. Tuy nhiên, các sáng kiến hòa giải của Triệu Tử Dương đối với sinh viên phản kháng đã bị những người cao tuổi cứng rắn trong đảng xem là bước đẩy nhanh quá trình phá vỡ hình thức quản lý của Đảng. Chính vì thế đã thật sự có một thảm họa xảy ra. Trước 5 giờ sáng ngày 19/05, Triệu Tử Dương đã có mặt tại Quảng Trường Thiên An Môn. Ông đã đi trong đám đông sinh viên phản kháng, cầm một chiếc loa và đọc bài phát biểu của mình. Bài phát biểu này sau đó đã đươc phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương.
Sau chuyến thăm Quảng trường Thiên An Môn của Triệu Tử Dương vào ngày 19/05, những người phàn kháng vẫn không giải tán. Thủ tướng Lý Bằng đã tuyên bố thiết quân luật. Và sau đó xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực, kết quả Triệu Tử Dương đã bị tước mọi chức vụ. Sau vụ việc này, Triệu Tử Dương đã bị quản thúc chặt chẽ tại nhà, chức Tổng Bí thư Đảng được giao cho Giang Trạch Dân, người sau này đã có nhiều cuộc đàn áp phản kháng, và vụ đàn áp dã man Pháp Luân Công.
Tháng 02/2004, Triệu Tử Dương phải nằm viện vì mắc bệnh viêm phổi. Ngày 05/12/2004, ông lại một lần nữa được đưa vào viện để điều trị phổi. Ngày 15/01/2005, Triệu Tử Dương rơi vào tình trạng hôn mê sau một cơn tai biến. Ngày 15/01/2005, ông qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, hưởng thọ 85 tuổi. Tại Hồng Kông, 10-15 nghìn người đã tham gia lễ đốt nến tưởng niệm Triệu Tử Dương.
 
 

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Chính trị gia Triệu Tử Dương là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Chính trị gia Triệu Tử Dương

Chính trị gia Triệu Tử Dương cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Triệu Tử Dương

Chính trị gia Triệu Tử Dương sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Triệu Tử Dương sinh ngày 16-10-1919, mất năm , hưởng thọ 106 tuổi.
Chính trị gia Triệu Tử Dương sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Triệu Tử Dương sinh ra tại Thành phố Hà Nam, nước Trung quốc. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Bắc Kinh, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) dê (Kỷ Mùi 1919). Triệu Tử Dương xếp hạng nổi tiếng thứ 55987 trên thế giới và thứ 867 trong danh sách Chính trị gia nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Triệu Tử Dương

Bức ảnh cố tổng bí thư đảng cộng sản Triệu Tử Dương tại Quảng trường Thiên An Môn
Bức ảnh cố tổng bí thư đảng cộng sản Triệu Tử Dương tại Quảng trường Thiên An Môn
Hình ảnh chân dung chính trị gia Triệu Tử Dương.
Hình ảnh chân dung chính trị gia Triệu Tử Dương.

Triệu Tử Dương trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 
 
 

Các sự kiện năm 1919 và ngày 16-10

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Triệu Tử Dương

  • Hiệp ước Versailles, kết hợp với dự thảo Hiệp ước Liên đoàn các quốc gia của Woodrow Wilson, được các Đồng minh và Đức ký kết; bị Thượng viện Hoa Kỳ từ chối.
  • Tu chính án thứ 18 (Cấm) đã được thông qua. Bối cảnh: Sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ
  • Mahatma Gandhi khởi xướng các chiến dịch Satyagraha, bắt đầu phong trào phản kháng bất bạo động chống lại sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Ngày sinh Triệu Tử Dương (16-10) trong lịch sử

  • Ngày 16-10 năm 1793: Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bị chặt đầu vì tội phản quốc.
  • Ngày 16-10 năm 1859: Nhà tranh cử John Brown và người của ông ta đã chiếm được kho vũ khí của Hoa Kỳ tại Harper's Ferry.
  • Ngày 16-10 năm 1916: Margaret Sanger đã mở phòng khám kiểm soát sinh sản đầu tiên ở thành phố New York.
  • Ngày 16-10 năm 1962: Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba bắt đầu.
  • Ngày 16-10 năm 1964: Trung Quốc cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên.
  • Ngày 16-10 năm 1978: John Paul II được bầu làm giáo hoàng.
  • Ngày 16-10 năm 1995: Hàng trăm nghìn người đàn ông da đen đã tập trung tại Washington cho "Hành trình triệu người đàn ông" do lãnh đạo Quốc gia Hồi giáo Louis Farrakhan dẫn đầu.
  • Ngày 16-10 năm 2001: Mười hai văn phòng Thượng viện đã bị đóng cửa khi một lá thư gửi Thượng nghị sĩ Tom Daschle được phát hiện có chứa bệnh than.
  • Ngày 16-10 năm 2002: Nhà Trắng thông báo Triều Tiên đã tiết lộ sự tồn tại của chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.
Hiển thị toàn bộ

Các Chính trị gia nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nam

Ghi chú về Chính trị gia Triệu Tử Dương

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Triệu Tử Dương được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Chính trị gia Triệu Tử Dương có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com
Website liên kết: