Hoàng Đế Việt Nam Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly
Nơi sống/ làm việc: Thanh Hóa
Ngày tháng năm sinh: ?-?-1335
XH chung: #62630
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên của nước Đại Ngu trong lịch sử Việt nam. Ông lên ngôi hoàng đế từ năm 1400, đến năm 1401 thì truyền ngôi và trở thành Thái Thượng hoàng.
Hồ Quý Ly tên thật là Lê Quý Ly, biểu tự là Lý Nguyên. Tổ tiên của ông là Hồ Hưng Dật, là người Trung Quốc, thời Hậu Hán, được vua đất Hán cử sang Châu Diễn làm thái thú. Thời loạn 12 xứ quân, họ Hồ dời đến hương Bào Đột tức Diễn Châu - Nghệ An, trở thành một trại chủ ở đây. Dưới thời Lý, họ Hồ có người kết duyên với Nguyệt Đích công chúa sinh ra Nguyên Đoan công chúa. Hồ Liêm được Tuyên úy Lê Huấn nhận làm con nuôi nên lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của lê Huấn, khi lên làm vua đã đổi thành họ Hồ.
Thuở nhỏ, Hồ Quý Ly theo Nguyễn Sư Tề học võ, sau đó đỗ thi Hương, rồi đỗ khoa Hoành từ. Hai chị em bà cô của ông đều là cung nhân của vua Trần Minh Tông, Bà Minh Từ hoàng thái phi là mẹ của Trần Nghệ Tông, bà Đôn Từ hoàng thái phi là mẹ của Trần Duệ Tông. Năm 1369, Trần Dụ Tông Đế qua đời, vì không có con trai nối ngôi nên ra chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Nhật Lễ là con của cố Cung Túc Đại Vương Trần Dục, nhưng thực chất Nhật Lễ là con của một người làm trò trong cung là Dương Khương và một người con hát. Khi vợ Dương Khương đang mang thai thì Trần Dục vì thấy thích bà nên đã cưới về làm vợ, và Nhật Lễ trở thành con của Trần Dục. Nhật Lễ sau khi lên ngôi thì rượu chè bê tha, dâm dật, chỉ lo hưởng thụ, khiến các quan đều thất vọng. Năm 1370, người con thứ ba của vua Trần Minh Tông đã kiên kết với một số tôn thất và quan trong triều làm binh biến, các tướng mang quân hàng, bắt được Nhật Lễ và xưng làm vua, lấy hiệu là Trần Nghệ Tông.
Vì mối quan hệ bên ngoại nên Hồ Quý Lý được Nghệ Tông rất tín nhiệm. Năm 1371, ông được cử làm Khu mật viện đại sứ, và được kết hôn với Huy Ninh công chúa. Thời bấy giờ, nước Chiêm đem quân đánh vào kinh đô, đốt phá, cướp bóc, nhà vua đành phải tránh sang Đông Ngàn. Tháng 8 cùng năm, vua Nghệ Tông lệnh cho Quý Ly đến Nghệ An để chiêu tập dân chúng. Tháng 9, vua gia phong ông làm Trung Tuyên Quốc thượng hầu.
Cuối năm 1372, Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính tức Trần Duệ Tông. Trần Duệ Tông là con trai của Đôn Từ thái phi - là cô của Hồ Quý Ly. Duệ Tông cử Quý Lý làm Tham mưu quân sự. Năm 1376, vua Chiêm tên là Chế Bồng Nga lại dẫn quân sang xâm lấn. Trần Duệ Tông lệnh cho Đỗ Tử Bình đi đánh giặc. Chế Bồng Nga ngợ hãi đã dâng quà để tạ tội. Tử Bình đã giấu vàng đi và tâu lại với vua rằng Chế Bồng Nga kiêu ngạo không phục. Duệ Tông quyết định dẫn quân đi đánh. Trong trận đánh này Duệ Tông tử trận, Lê Quý Ly lúc bấy giờ đang trông coi quân tải lương, nghe tin vua chết đã sợ hãi tháo chạy về trước.
Năm 1377, Nghệ Tông thấy Duệ Tông tử trận nên làm lễ chiêu hồn và chôn tại Hy Lăng. Sau đó, lập con trưởng của em là Trần Hiện lên làm vua, lấy hiệu là Trần Phế Đế, tôn hiệu là Giản Hoàng. Theo sử gia Ngô Sĩ Liên, Trần Phế Đế là người nhi nhược không có uy quyền, không quản được việc triều chính. Lúc này Chế Bồng Nga đã tiến công vào thành Thăng Long giết người cướp của rồi bỏ về.
Đầu năm 1380, Chế Bồng Nga tiếp tục đánh vào Thanh Hóa, Nghệ An, Quý Ly được lệnh thống lĩnh quân thủy đến Thanh Hóa để chống giữ. Đến giữa năm này Chế Bồng Nga không chống cự được nên đành phải rút về nam. Năm 1382, quân Chiêm tiếp tục tiến đánh vào Thanh Hóa, Quý Ly mang quân chặn ở núi Long Đại (Hàm Rồng), Nguyễn Đa Phương đem quân đóng cọc ở cửa biển Thần Đầu. Trận đánh đường thủy, quân chiêm thu to phải bỏ chạy vào núi. Quân Việt vây núi ba ngày khiến quân Chiêm nhiều người bị chết đói. Sau khi giành chiến thắng tại sông Ngu, cửa Thần Đầu, khí thế quân Đại Việt càng tăng lên. Trần Nghệ Tông lệnh cho Quý Ly mang quân đến Lại Bộ Nương Loan nhưng bất ngờ gặp bão nên phải rút quân về. Tháng 6 cùng năm, Chế Bồng Nga liên kết với La Khải mang quên đi đường núi đến Quảng Oai đóng quan. Mật Ôn nhận lệnh Nghệ Tông đi đánh giặc nhưng bị giặc bắt. Nghệ Tông thấy vậy sỡ hãi bỏ chạy khỏi thành Thăng Long. Nguyễn Mộng Hoa can ngăn Thượng hoàng nên ở lại chống quân Chăm Pa nhưng Nghệ Tông một mực bỏ đi. Nguyễn Đa phương tăng cường quân sĩ dựng rào bảo vệ kinh thành, cuối năm quân Chiêm rút về nước.
Năm 1386, Quý Ly nắm nhiều quyền hành, các tôn thất và quan trong triều rất lo ngại. Năm sau đó, ông được thăng lên làm Đồng binh chương sự, được Thượng hoàng bạn gươm báu. Trần Nghệ Tông lúc bấy giờ nắm giữ đại quyên nhưng đều thông qua Lê Quý Ly. Khi đó, Quý Ly tìm cách phát triển thế lực của mình nhưng Nghệ Tông vẫn không nghi ngờ. Quan lại trong triều đều cảm thấy chán nản, nhiều người còn biết trước việc Quý Ly sẽ cướp ngôi vua. Trần Hiện là hoàng đế, lúc bấy giờ thấy Thượng hoàng quá tin tưởng Quý Lý, đã bàn với thái úy Trần Ngạc lên kế hoạch trừ Hồ Quý Ly. Nguyễn Đa Phương khuyên Quý Ly tránh về núi Đại Lai để chờ cơ hội. Nhưng Hồ Quý Ly đã đi trước, khiến Thượng hoàng ra lệnh bắt Trần Phế Đế và buộc thắt cổ chết.
Năm 1388, Trần Nghệ Tông lập Chiêm Định Vương Ngung lên làm vua, tức vua Trần Thuận Tông. Một năm sau, con gái lớn của Quý Ly được lập làm Hoàng hậu. Cùng năm này, Phạm Cự Luận là một người tâm phúc của Quý Ly đã được phong làm Thiêm Thư khu mật viện sự. Năm 1389, Chế Bồng Nga mang quấn đánh vào Thanh Hóa, rồi tiến vào hương Cổ Vô. Quý Ly mang quân đi chống cự, Sau 20 ngày đối địch, quân Chiêm giả vờ bỏ doanh trại rút về. Hồ Quý Ly chọn đội quân tinh nhuệ nhất làm cảm tử truy kích quân Chiêm. Trận này quân Đại Việt thua to khiến rất nhiều tướng tử trận. Quý Ly để Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự còn mình chốn về Thăng Long xin viện trợ nhưng không được Nghệ Tông đồng ý, nên ông đã giao trả binh quyền.
Sau khi Nguyễn Đa Phương về kinh thành nhận mình công lớn nên lên mặt, công khai chê Quý Ly là người bất tài. Quý Ly tức giận quy tội cho Đa Phương khiến Nghệ Tông cách chức Đa Phương. Quý Ly muốn diệt Phương tận gốc nên nói với Nghệ Tông giết Phương nếu không Phương sẽ đi hàng Chiêm, chính vì thế Phương bị vua ép tự vẫn. Khi đó, quân nổi loạn khắp nơi. Năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương đã lên kế hoạch giết Quý Ly. Thượng hoàng sai người giết chết Nhật Chương. Người học trò Bùi Mộng Hoa dâng sớ xin Thượng Hoàng trừ khử Quý Ly, nhưng Thượng hoàng đã cho Quý Ly đọc tớ tấu chương ấy. Sau đó, Mông Hoa đành phải lánh không dám xuất hiện.
Trong một đêm khi đang ngủ, Nghệ Tông mơ thấy Duệ Tông đọc một bài thơ. Thượng hoàng suy ngẫm và cho rằng đó là điểm báo cho thấy Quý Ly sẽ sớm chiếm ngôi, nhưng không thể hành động được nữa. Vua Nghệ Tông gọi Quý Ly vào và nói rằng, sau khi Thượng hoàng qua đời, Quý hãy phụ việc nước, nếu không thấy vua hèn kém ngu muội thì tự nhận lấy ngôi vua. Quý Ly nghe vậy quỳ xuống khóc lóc và xin thề sẽ tận trung.
Tháng 12/1394, Thượng hoàng qua đời. Năm sau, Quý Ly làm Nhập nội phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sư. Quý Ly sai người đi xem đất để rời phủ bề Thanh Hóa. Phạm Cự Luận và Nguyễn Nhữ Thuyết ra thuyết can ngăn nhưng Quý Ly không nghe. Tháng 11 cùng năm, Quý Ly ép vua Thuận Tông dời đô về Thanh Hóa. Trần Ngọc Kiểm, Trần Ngọc Cơ mật tấu với vua rằng rời đô có thể sẽ bị mất ngôi, Quý Ly đã giết cả hai.
Năm 1398, Quý Ly ép vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An, tức vua Thiếu đế khi đó mới 3 tuổi. Ông tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương. Năm 1399, Quý Ly sai người giết vua Thuận Tông. Các tôn thất trong triều lập mưa giết Quý Ly nhưng sự việc không thành khiến 370 người đều bị giết.
tháng 6/1399, Quý Ly tự xưng là Quốc Tổ Chương Hường, ngự tại cung Nhân Thọ, điểm nhiên mặc long bào, ra vào hoàng cung như hoàng đế, dùng 12 lọng vàng. Con là hán Thương được làm Nhiếp thái phó. Tháng 2 năm sau, Quý Ly khi ấy đã 64 tuổi, ông bức vua Trần nhường ngôi, buộc các quan và tôn thất dâng biểu khuyên lên ngôi và giả vờ ba lần từ chối. Nhưng sau đó lại tự xưng làm vua, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu và đổi họ thành họ Hồ. Chưa trị vì được 1 năm thì Quý Ly nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương còn mình là Thái thượng hoàng, nhưng vẫn toàn quyền quyết định việc triều chính.
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Hồ Quý Ly sinh ngày ?-?-1335, mất năm 1407, hưởng thọ 72 tuổi.
Hoàng Đế Việt Nam Hồ Quý Ly sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Hồ Quý Ly sinh ra tại Tỉnh Thanh Hóa, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) lợn (Ất Hợi 1335). Hồ Quý Ly xếp hạng nổi tiếng thứ 62630 trên thế giới và thứ 11 trong danh sách Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng.
/
Ảnh chân dung vua Hồ Quý Ly
Di tích thành nhà Hồ tại Thanh Hóa
Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Song Ngư nổi tiếng
Con giáp tuổi Hợi
Sinh năm 1335
Sinh ở Thanh Hóa
Bình luận:
Nội dung: