Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm

Trịnh Sâm

Nơi sống/ làm việc: Thanh Hóa

Ngày tháng năm sinh: 9-2-1739

XH chung: #61958

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm

Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm là ai?
Trịnh Sâm hay Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, thụy hiệu là Thánh Tổ Thịnh vương, là vị chúa Trịnh thứ 8 của thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông cai trị trong 15 năm, kể từ năm 1767 đến năm 1782.
Trịnh Sâm chào đời dưới triều vua Lê Ý Tông, khi đó cha ông còn chưa lên ngôi chúa, nhưng đã làm quan tới chức Thái úy, Tiết chế quân thủy bộ và các xứ. Sau cuộc đảo chính năm 1740, cha ông là Trịnh Doanh lên ngôi thay anh. Trịnh Doanh cẩn trọng trong việc nuôi dạy con cái nên bổ dựng tiến sĩ Nguyễn Hoàn và Dương Công Chú làm tư giảng cho Trịnh Sâm.
Cuối năm 1753, Trịnh Doanh theo lời đề nghị từ quần thần đã lập Trịnh Sâm lên làm thế tử, bổ dụng Nguyễn Công Thái lên chức sư phó để dạy Trịnh Sâm. Ông được phong chức tiết chế thủy bộ chư quân, Thái úy, tước Tĩnh quốc công, quyết định nhiều công việc quốc gia. Đầu năm 1767, chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên ngôi chúa, bấy giờ ông đã 30 tuồi, xưng là tổng quốc chính, Tĩnh Đô vương, và phong mẹ đẻ làm thái phi.
Năm 1730, phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra, đến lúc này đã bị dập tắt hết, chỉ còn hai thế lục là Lê Duy mật ở Nghệ An và Hoàng Công Chất ở Lai Châu. Trịnh Sâm lên kế hoạch diệt trừ tận gốc hai thế lực này. Mùa hè năm đó, Lê Duy Mật được tin Trịnh Doanh qua đời nên dẫn lực lượng ra bắc, tràn xuống địa phận Hương Sơn và Thanh Chương. Trịnh Sâm sai Bùi Thế Đạt cùng Nguyễn Nghiễm mang quân đi đánh. Duy Mật rút quân. Trịnh Sâm hỏi ý kiến Thế Đạt về hình thế đóng quân của Lê Duy Mật và kế hoạch tải lương, tiến quân. Sau đó, chúa Trịnh Sâm đã hạ lệnh mang thuyền đi biển của Thanh và Nghệ, dự tải thóc công để phòng cấp cho quân. Mặt khác, ông sai thêm Lê Đình Châu dẫn 5. 000 quân đi theo, viện cớ xứ Thanh Hoa gần phủ Trấn Ninh nên hạ lệnh lưu thủ Nguyễn Đình Diễn chia quân phòng ngự, chặn giữ vùng xung yếu.

Mùa đông năm 1767, Hoàng Công Chất dẫn quân xâm phạm Hưng Hóa và xứ Thanh Hoa. Triều đình sai Nguyễn Trọng Điển, Trịnh Phương, Nguyễn Đình Diễn ra đánh, Công Chất đành phải bỏ chạy. Đầu năm 1768, các tướng Phạm Ngô Cầu ở Hải Dương, Hoàng Phùng Cơ ở Sơn Tây... hội tụ quân các đạo để đánh Thanh Châu.

Năm 1769, Trịnh Sâm lệnh cho Nguyễn Phan, Bùi Thế Đạt, Hoàng Đình Thể đi đánh Lê Duy Mật tại Trấn Binh. Đầu năm sau, Hoàng Ngũ Phúc mua chuộc Lại Thế Thiều là con rể Lê Duy Mật, bảo mụ ta khuyên con trai làm nội ứng. Thế Thiều khuyên đồ đảng là Lê Văn Bản mở cổng thành để quan quân tiến vào. Lê Duy Mật thất thế đã tự thiêu chết cùng gia quyến. Thất bại này của Lê Duy Mật cũng đã chấm dứt phong trào nông dân khởi nghĩa trong hơn 30 năm ở Bắc Hà.

Năm 1774, chúa Trịnh Sâm ra lệnh cho Nguyễn Đình Huấn châm chước lệ cấp tiền thóc cho quân ngoài trấn và trong kinh, nhưng vẫn không thể thay đổi hết tệ cũ. Trịnh Sâm là người quyết đoán, thông minh nên phần nhiều công việc đều đổi mới. Sau khi lên ngôi đã định rõ thể lệ của việc kiện tục, cho phép người đương sự kêu xin xét lại. Tháng 9 âm lịch, ông định ra thể lệ khám đê điều, quy định đường đê, cửa cống, quy định hàng năm phải báo lên cấp trên, dẫn đến triều đình rồi mới được khởi công các công trình. Cuối năm thì cải cách hành chính, bỏ bớt 4 phủ, 29 châu huyện. Ông phong thầy của mình là Nguyễn Hoàn lên làm quốc sư. Năm 1772, ông bổ dụng Nguyễn Nghiêm làm Tham tụng. Năm sau, ông bổ dụng Lê Quý Đôn là bồi tụng, Phạm Huy Đĩnh giữ chức thự phủ sự.

Năm 1767, Trịnh Lệ là em trai của Trịnh Sâm đã cấu kết với bọn Dương Trọng Khiêm, Phan Huy Cơ, Nguyễn Bá Huy tạo phản. Nhưng bọn Trọng Khiệm sợ việc không thành nên tố cáo nội giám Phan Huy Đĩnh, Huy Đĩnh đã tâu lên chúa Trịnh Sâm. Ông đã cho giết Huy Cơ, bắt giam Trịnh Lệ. Dương Trọng Khiêm bị cách chức, nhưng có công nên sau đó được trả lại chức cũ và thăng lên hai bậc. Huy Bá được thăng lên 5 bậc.

Trịnh Sâm và Thái tử Duy Vĩ vốn bất hòa với nhau. Trịnh Sâm còn từng nói rằng ông và Duy Vĩ phải một chết một sống, quyết không thể song song. Chính vì thế khi lên ngôi, ông rất muốn hại thái tử nhưng không có chứng cứ. Sau đó, đã vu oan cho thái tử tư thông với người phủ thiếp của Trịnh Doanh, rồi dâng tội trạng lên vua, giả chiếu chỉ truất ngôi thái tử của Duy Vĩ, bắt giam vào nhà ngục, lập Lê Duy Cận làm Hoàng thái tử.

Lúc bấy giờ ở miền nam, Nguyễn Văn Nhạc đã lãnh đạo quân Tây Sơn đứng lên đấu tranh. Thế lực quân Tây Sơn phát triển rất nhanh, khiến chúa Nguyễn lâm vào tình cảnh khốn đốn. Khi đó, Trương Phúc Loan nắm quyền triều chính, lộng hành ngang ngược, lại có Nguyễn Nhạc nổi lên nên Trịnh Sâm muốn thừa cơ nam hạ.

Sự kiện ở Thuận Hóa, Chúa Trịnh đã giành được vùng đất rộng lớn từ tay chúa Nguyễn. Nhưng cũng từ đó, chình quyền Lê - Trịnh càng lấn sâu vào lục đục và đi đến suy vong. Chúa Trịnh Sâm càng ngày càng bỏ bê việc nước, gian thần Hoàng Đình Bảo lộng hành, Tuyên phi Đặng Thị Huệ mưu đồ phế bỏ ngôi thế tử. Mùa thu năm 1776, cảnh hạn hán, dân bị đói, giáo gạo cao, ruộng đồng khô nẻ, trộm cắp nổi lên khắp nơi, dân chúng không thể yên nghiệp làm ăn. Tháng 8 âm lịch năm 1776, Trịnh Sâm triệu Bùi Thế Đạt về kinh, cử quận Tạo Phạm Ngô Cầu đi thay, để Nguyễn Lệnh Tân và Nguyễn Mậu Dĩnh ở lại phụ việc, đổi sai binh lính 10 doanh, cơ đội cho đến thú thủ.

Đầu năm 1777, ông lệnh cho Lê Quý Đôn xét định ngạch tô thuế của quân binh và dân chúng ở vùng Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, Thái Đức Nguyễn Nhạc sai bộ thuộc xin Trịnh Sâm được trấn thủ ở Quảng Nam. Trịnh Sâm lo ngại về việc dụng binh nên đã chuẩn cho. Nguyễn Nhạc bèn tích trữ lương thực, tậu thêm binh khí, chặn lấp các nơi hiểm yếu, phòng giữ nơi quan ải, thế quân dần dần thịnh vượng hùng cường. Nguyễn Lệnh Tân, muốn loại bỏ Nguyễn Nhạc nhưng Phạm Ngô Cầu không đồng ý. Lệnh Tân dâng biểu lên chúa xin bãi Ngô Cầu nhưng vua không nghe, đã triệu Lệnh Tân về.

Mùa hạ cùng năm này, Nghệ An lâm cảnh đói to, người chết đói nối liền với nhau. Tu Hiến sát thấy tình cảnh này nên tâu bày lên chúa. Triều đình phái người đem thóc trong kho phát cho dân. Khi đó cháu của Hoàng Ngũ Phúc là Hoàng Đình Bảo đang giữ chức quyền phủ sự, thay Ngũ Phúc cai quản binh lính bản bộ. Nghệ An thường bị nạn đói, giặc cướp hô hào tụ họp, quân Tây Sơn quấy nhiễu nên Trịnh Sâm đã phái Đình Bảo thay Hoàng Đình Thể làm trấn thủ, Bùi Huy Bích phụ giúp công việc.

Mùa thu năm 1779, Thổ tù Hoàng Văn Đồng dấy lên làm phản, triều đình lệnh Nguyễn Lệ và Nguyễn Phan đi đánh và dẹp được. Lúc bấy giờ Trịnh Tông, con là Dương thị vì không được chúa yêu nên phải ở nhà riêng của a báo Hân quận công Nguyễn Phương Đĩnh, khi có lệnh chúa mới được vào phủ.

Đặng Tuyên phi đang được sủng ải, lại có viện trợ từ Hoàng Đình Bảo nên nuôi ý muốn lập con mình là Cán lên kế tự. Năm 1780, Trịnh Sâm mắc bệnh trĩ không ra ngoài được, Trịnh Tông thấy bất an vì bị cấm vào triều yết kiến, bèn bàn với gia thần là Đàm Xuân Thụ và đày tớ là Thế và Thầm bí mật cất binh khí, chiêu mộ binh lính, rồi báo các quan trấn Tây, Bắc vào hộ vệ. Vay ngầm của Chu Xuân Hán 1 nghìn lạng bạc để nuôi quân lính và sắm khí giới. Việc này đã bị Đặng Tuyên phi phát giác và tố cáo với chúa. Chúa Trịnh giận giữ cho triệu Đình Bảo vào phủ và muốn trị tội ngay. Đình Bảo xin triệu Nguyễn Khắc Tuân và Nguyễn Lệ trở về để phòng biến cố khác. Trịnh Sâm thấy hợp lý nên triệu hai người này về, rồi giam cùng Nguyễn Phương Đĩnh. Chúa Trịnh sai Lê Quý Đôn tra hỏi, bọn Xuân Thụ, Thế, Thẩm đều nhận tội của mình. Trịnh Sâm truất Khải xuống làm con út, giam ở nội phủ. Sau đó, bọn Xuân Thụ đều bị giết chết, các quan liên quan cũng bị bắt giam và uống thuốc độc tử tử. Trịnh Tông bị phế truất và giam lỏng.

Vì bệnh nặng, Trịnh Cán không thể ra ngoài nên việc triều chính đều do Tuyên Phi và Đình Bảo thao túng. Trịnh Cán được lập làm thế tử. Tháng 9 âm lịch năm 1782, Trịnh Sâm qua đời ở tuổi 44, sau 14 năm làm chúa. Trịnh Cán lên làm vua không lâu thì nhà Trịnh suy vong.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm

Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Trịnh Sâm

Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Trịnh Sâm sinh ngày 9-2-1739, mất ngày 13/9/1782, hưởng thọ 43 tuổi.
Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Trịnh Sâm sinh ra tại Tỉnh Thanh Hóa, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) dê (Kỷ Mùi 1739). Trịnh Sâm xếp hạng nổi tiếng thứ 61958 trên thế giới và thứ 10 trong danh sách Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Các sự kiện năm 1739 và ngày 9-2

Ngày sinh Trịnh Sâm (9-2) trong lịch sử

  • Ngày 9-2 năm 1861: Ngài Jefferson Davis được chọn làm chủ tịch của Liên minh các bang Hoa Kỳ.
  • Ngày 9-2 năm 1943: Trận chiến Guadalcanal kết thúc với phần thắng thuộc về quân Mỹ.
  • Ngày 9-2 năm 1950: Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy tuyên bố ông có bằng chứng về việc có các thành viên Đảng Cộng sản mang thẻ trong Bộ Ngoại giao.
  • Ngày 9-2 năm 1964: The Beatles xuất hiện lần đầu tiên trên The Ed Sullivan Show.
  • Ngày 9-2 năm 1991: Người dân Litva đã bỏ phiếu áp đảo cho nền độc lập khỏi Liên bang Xô viết.
  • Ngày 9-2 năm 2001: Một tiểu liên hạt nhân của Mỹ đã tấn công tàu Ehime Maru, một tàu đánh cá của Nhật Bản.
Hiển thị toàn bộ

Các Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Thanh Hóa

Ghi chú về Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Trịnh Sâm được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Hoàng Đế Việt Nam Trịnh Sâm có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: