Nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy

Nơi sống/ làm việc: Hồ Chí Minh

Ngày tháng năm sinh: 5-10-1921 (103 tuổi)

Dân số Việt Nam 1921: 15,58 triệu

XH chung: #82001

Facebook: facebook.com/nhacsiphamduy/info/?tab=overview

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Nhạc sĩ Phạm Duy

Nhạc sĩ Phạm Duy là ai?
Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn, ông được xếp vào hàng ngũ những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông còn là một ca sĩ, nhạc công, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy sở hữu một kho tác phẩm khổng lồ với nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, và cũng là ca sĩ sở hữu nhiều ca khúc nổi tiếng và bất hủ của âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu như: Tình ca, Tình hoài hương, Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Đạo ca...Trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy, ông đã khéo léo kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và các trào lưu cũng như phong cách âm nhạc mới để tạo nên một sự đột phá lớn trong các tác phẩm.
Ca khúc đầu tay của ông là ca khúc được ông phổ nhạc từ bài thơ Cô hái mơ của nhà thơ Nguyễn Bính. Cho tới năm 1944, ông mới có sáng tác của riêng mình, đó chính là ca khúc viết về sự tích hồ Hoàn Kiếm mang tên "Gươm tráng sĩ".
Trong năm 1945-194, nhạc sĩ Phạm Duy cùng nhạc sĩ văn Cao đồng sáng tác một số ca khúc như: Bến xuân, Suối mơ. Thời kỳ này ông cũng đã cho ra mắt nhiều sáng tác riêng mang thuộc thể loại hùng ca và lãng mạn như: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Nợ xương máu, Cô hái mơ, Cây đàn bỏ quên, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Khối tình Trương Chi, Tiếng bước trên đường khuya,Tình kỹ nữ....
Từ năm 1947, nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu chuyển sang sáng tác các tác phẩm mang âm hưởng dân ca nhiều hơn. Các ca khúc của ông được sáng tác dựa trên hai tiêu chí là vẫn dùng âm giai ngũ cung nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ để cải biến và lời ca thì được viết theo thể thơ lục bát tuy nhiên được được biến thể để tạo nên sự phong phú cho âm tiết của lời ca. Các tác phẩm tiêu biểu như: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...
Năm 1952, ca khúc "Tình hoài hương" của nhạc sĩ Phạm Duy ra đời đã khởi xướng phong trào sáng tác tình ca về quê hương. Ông còn sáng tác một ca khúc nữa, đó chính là "Tình ca". Một ca khúc được nhiều người hâm mộ yêu thích, cho đến ngày nay khi ca khúc này được cất lên đều khiến trái tim người hâm mộ phải xao động.
Trong giai đoạn kháng chiến, các tác phẩm của ông là những bài hùng ca mang tiết tấu vui và sự lạc quan yêu đời, hay những ca khúc ca ngợi công lao của Cụ Hồ như: Gánh lúa, Đường ra biên ải, Bên ni bên tê, Ngọn trào quay súng, Đường về quê...Phạm Duy còn viết nhiều tác phẩm thể hiện sự thống khổ của người dân trong kháng chiến, hay miêu tả hình ảnh thôn quê Việt Nam, các tác phẩm tiêu biểu như: Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru...
Từ năm 1951-1952, Phạm Duy sáng tác rất ít. Hoạt động đáng nói của ông trong khoảng thời gian này chính là phổ câu ca dao thành bài dân ca "Nụ tầm xuân", và phổ bài thơ "Tiếng sáo thiên thai "của nhà thơ Thế Lữ thành một bản tango.
Từ năm 1954 trở đi, ông sáng tác nhiều tác phẩm, trong đó tiêu biểu là các tác phẩm: Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê, Đố ai, Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo, Thuyền viễn xứ, Viễn du, Hẹn hò, Đừng xa nhau, Ngày đó chúng mình, Mưa rơi, Đường em đi, Còn gì nữa đâu, Tìm nhau, Thương tình ca, Kiếp nào có yêu nhau, Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng, Tạ ơn đời, Một bàn tay....
Năm 1963, nhạc sĩ Phạm Duy bắt tay vào sáng tác bản trường ca "Mẹ Việt Nam", đây là trường ca thứ hai sau bản " Con đường cái quan". Cả hai trường ca của ông được xem là những tác phẩm tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam.
Từ năm 1973, ông có nhiều tác phẩm phổ nhạc, tiêu biểu như: Ngày xưa Hoàng thị, tập nhạc "Đạo ca" (phổ thơ Phạm Thiên Thư), Thà như giọt mưa,Đưa em tìm động hoa vàng, cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như Ma-soeur (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên), Tiễn em, Mùa thu Paris (phổ thơ Cung Trầm Tưởng)....
Trong Phong trào du ca Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy cũng gây ấn tượng với với nhiều ca khúc nổi bật như Việt Nam Việt Nam, Du ca mùa xuân, Trả lại tôi tuổi trẻ... Ông còn xuất bản với phong trào này tập nhạc Hoan ca bao gồm các thể loại: Bình ca, Đồng dao, Nữ ca..
Ngày 27 tháng 4 năm 1975, nhạc sĩ Phạm Duy cùng gia đình vượt biên sang Mỹ. Tại Mỹ, ông cho ra mắt tổ khúc "Bầy chim bỏ xứ", gồm 18 khúc nhạc dài ngắn. Các ca khúc nói về hình ảnh những người con Việt Nam phải rời xa quê hương để tìm một tương lai tương sáng, nhưng cũng hy vọng có một ngày hội tụ giống như sự trở về của bầy chim. Sau khi sang Mỹ, Phạm Duy đã nhiều lần quay trở về Việt Nam, nhưng cho đến ngày 17 tháng 5 năm 2005, thì nhạc sĩ quyết định về định cư tại Việt Nam.
Năm 2006, nhạc sĩ Phạm Duy đã tổ chức một đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Đêm nhạc được tổ chức với quy mô hoành tráng, với sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ công chúng, khán giả.
Nhạc sĩ Phạm Duy còn là tác giả của nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị cao. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.
Một số tác phẩm:
Hạ hồng
Hán sở tranh hùng (ý thơ Nguyễn Du)
Hẹn hò
Kỷ vật cho em
Kỷ niệm
Minh Họa Kiều
Mộ khúc
Áo anh sứt chỉ đường tà
Bà mẹ Gio Linh
Bà mẹ phù sa
Bên cầu biên giới
Đạo ca
Đường chiều lá rụng
Đưa em tìm động hoa vàng
Đừng xa nhau
Đường Lạng Sơn
Giọt mưa trên lá
Giải thoát cho em
Giết người trong mộng
Giờ thì em yêu
Giọt chuông cam lộ
Gọi em là đóa hoa sầu
Bên ni bên nớ
Bến xuân (viết chung với Văn Cao)
Bao giờ biết tương tư
Cây đàn bỏ quên
Chiêu Quân Cống Hồ (ý thơ Nguyễn Du)
Chiều về trên sông
Con đường cái quan
Con đường vui (viết chung với Lê Vy)
Chuyện tình buồn
Chỉ chừng đó thôi
Còn chút gì để nhớ
Dạ lai hương
Mẹ Việt Nam
Nếu một mai em sẽ qua đời
Nha Trang ngày về
Nhớ bạn tri âm (viết chung với Phạm Đình Chương)
Ngày xưa Hoàng Thị
Ngày đó chúng mình
Ngày em hai mươi tuổi
Ngày sẽ tới
Ngày tháng hạ
Ngày trở về
Ngày xưa
Nghìn năm vẫn chưa quên
Nghìn thu
Ngồi gần nhau
Ngọn trào quay súng
Ngụ ngôn mùa đông
Ngựa hồng
Người lính bên tê
Người lính trẻ
Người tình
Người tình già trên đầu non
Người về
Người việt cao quý
Ngậm ngùi
Ngày đó chúng mình
Nhạc tuổi xanh
Phố buồn
Quê nghèo
Trường ca Hàn Mặc Tử
Trường ca Mẹ Việt Nam
Tục ca
Về miền Trung
Vần thơ sầu rụng
Quán bên đường
Rong ca
Ta yêu em lầm lỡ
Tâm ca
Thiền ca
Thông điệp mùa xuân
Thương ca chiến trường
Thương tình ca
Tình ca
Tình hoài hương
Tiếng thu
Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
Trường ca Con đường cái quan (từ Miền Bắc, qua Miền Trung, vào Miền Nam)
Quán Thế Âm
Răn
Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
Rong khúc
Ru con
Suối mơ (viết chung với Văn Cao)
Thu ca điệu ru đơn
Thu chiến trường
Thương ai nhớ ai
Thương tình ca
Thuyền viễn xứ
Tiễn em
Tiếng bước trên đường khuya
Tiếng hát to
Tiếng hát trên sông
Tiếng hát trên sông Lô
Tiếng hò miền Nam
Tiếng sáo Thiên Thai
Tiếng thời xưa
Trả lại em yêu
Tư mã phượng cầu (ý thơ Nguyễn Du)
Viễn du
Vết thù trên lưng ngựa hoang (viết chung với Ngọc Chánh)
Việt Nam, Việt Nam
Xin em giữ dùm anh
Xin tình yêu Giáng sinh
Xuân
Xuân ca
Xuân hành
Xuân hiền
Xuân thì
Xuất quân
...
Tiểu luận, báo chí:
Văn Cao - Phạm Duy: Hai con người, một mối tình - Phạm Thế Định
Phạm Duy và tiếng hát quê hương - Giao Chỉ
Phạm Duy và tôi - Ngô Đồng
Phạm Duy, đại lực sĩ; Phạm Duy với ngàn lời ca - Nguyên Sa
Văn Cao - Phạm Duy: Trần Gian Và Tiên Cảnh - Thụy Khuê
Phạm Duy - Nhạc sỹ vượt thời gian - Nguyễn Ngọc Sơn
Tính hiện thực trong ca từ của Phạm Duy - Trần Hữu Thục
Phạm Duy người nghệ sĩ tự do - Đỗ Xuân Kiên
Con đường cái quan - Georges-Étienne Gauthier
Phạm Duy, Vietnam's Music Man - Ngọc Bích
His Music Links The Generations - Los Angeles Times
Phạm Duy Thể Nghiệm Việt Nhạc - Latina Musica Contemporanea Del Mundo
Nghệ thuật phổ thơ vào nhạc - Phạm Quang Tuấn
Viết về Phạm Duy - Nguyễn Đình Toàn
Phạm Duy, Con én đưa thoi - Cổ Ngư
 
 

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

Phạm Duy biết dùng guitar, mandolin để chơi nhạc Tây Âu từ rất sớm. Ông học trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955.
Khi mới đi hát. Phạm Duy là ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy, gánh hát lưu động từ năm 1943-1945. Sau đó, ông trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp.
Năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Midway City, California, tiếp tục hành nghề hát rong và thường xuyên có mặt tại khắp nơi trên thế giới để hát những bài thuộc loại mới là tị nạn ca, ngục ca và hoàng cầm ca.

Cuộc sống gia đình

Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng tại chiến khu Việt Bắc. Ca sĩ Thái Hằng chính là chị gái của Phạm Đình Chương. Bà Thái Hằng đã sinh cho ông một người con trai đầu lòng là Duy Quang, sau này là một ca nhạc sĩ nổi tiếng.
Năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy dính vào một vụ bê bối tình ái mà ông là nhân vật chính. Ông và vợ của em vợ đã có quan hệ tình ái với nhau. Đây chính là đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội thời bấy giờ.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Phạm Duy là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Nhạc sĩ Phạm Duy

Nhạc sĩ Phạm Duy cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Phạm Duy

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Phạm Duy sinh ngày 5-10-1921 (103 tuổi).
Nhạc sĩ Phạm Duy sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Phạm Duy sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) gà (Tân Dậu 1921). Phạm Duy xếp hạng nổi tiếng thứ 82001 trên thế giới và thứ 910 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1921 vào khoảng 15,58 triệu người.
Sự kiện đặc biệt ngày 5-10-1921: World Series lần đầu tiên được phát sóng trên đài phát thanh.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Phạm Duy

Chân dung Nhạc sĩ Phạm Duy
Chân dung Nhạc sĩ Phạm Duy
Một bức ảnh mới về Phạm Duy- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam
Một bức ảnh mới về Phạm Duy- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam
Một hình ảnh chân dung của Nhạc sĩ Phạm Duy
Một hình ảnh chân dung của Nhạc sĩ Phạm Duy
Hình ảnh mới nhất về Nhạc sĩ Phạm Duy
Hình ảnh mới nhất về Nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 

Các Nhạc sĩ nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nội

Ghi chú về Nhạc sĩ Phạm Duy

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Phạm Duy được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Phạm Duy có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com
Website liên kết: