VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết

Lê Văn Tiết

Nơi sống/ làm việc: Hồ Chí Minh

Ngày tháng năm sinh: 13-7-1939 (85 tuổi)

Dân số Việt Nam 1939: 19,6 triệu

XH chung: #65795

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết

VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết là ai?

Lê Văn Tiết từng xếp thứ 6 thế giới, là tay vợt đầu tiên khai sinh ra lối phản công mạnh mẽ làm khuất phục nhiều đối thủ sừng sỏ thời bấy giờ. Nhìn vào bảng thành tích của ông, những thế hệ VĐV bóng bàn phải nể phục trước tượng đài của bóng bàn Việt Nam. Ông nổi tiếng với lối phản công độc đáo và được báo chí Nhật Bản gọi là "kỳ quan của bóng bàn thế giới"
Thành tích nổi bật của VĐV Lê Văn Tiết:
  • HCĐ đồng đội giải Vô địch bóng bàn Quốc tế tại Đức 1959
  • HCV đồng đội tại Đại hội Thể thao châu Á ASIAD Nhật Bản năm 1958
  • HCV đơn nam giải Vô địch Pháp mở rộng 1959
  • 3 HCV đồng đội Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 1961, 1965, 1967
  • HCĐ đôi nam tại Đại hội Thể thao châu Á tại Jakarta 1962

Trong 20 năm cầm vợt, ông 19 lần xuất ngoại dự các giải quốc tế lớn nhỏ. Được hàng triệu người các quốc gia từ châu Á đến châu Âu ngưỡng mộ. Năm 1975, Lê Văn Tiết giã từ sự nghiệp cầm vợt chuyển sang làm HLV. Tuy nhiên trên cương vị mới ông không đạt nhiều thành công và giã từ sự nghiệp HLV năm 1986.

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

8 tuổi Lê Văn Tiết đã làm quen với bóng bàn. Sau đó trong một lần đánh thử, Lê Văn Tiết được mời đánh cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh, Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh. Đến năm 11 tuổi, ông đã trở thành tay vợt số 1 trong giới học sinh và rồi Vô địch học sinh toàn quốc năm 1949.
Từ cái nôi của bóng bàn nhà trường và địa phương, Lê Văn Tiết ngày càng bộc lộ tài năng của mình. Năm 1957, Lê Văn Tiết có được chức vô địch bóng bàn toàn miền Nam. Từ thành tích ấn tượng đó, ông được gọi vào ĐTQG. Giai đoạn này ông gặp nhiều khó khăn. Gia đình ông không phải khá giả, nhà lại đông anh em; Lê Văn Tiết phải tìm nhiều cách xoay sở để có thể theo được sự nghiệp bóng bàn.
Năm 1958, đội tuyển bóng bàn Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao châu Á tại Nhật Bản với 4 thành viên Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu. Đây là giải đấu quốc tế đầu tiên với chàng trai chưa tròn 20 tuổi. Tay vợt trẻ của Việt Nam làm sững sờ gần 10. 000 khán giả có mặt trong trận chung kết giữa Việt Nam và chủ nhà Nhật Bản. Ngày đó Nhật Bản đang là đương kim vô địch thế giới. Các VĐV đất nước mặt trời mọc đang làm mưa làm gió ở hầu hết các giải đấu Quốc tế. Thi đấu trên sân nhà họ tự tin sẽ giành HCV nhưng Lê Văn Tiết đã thay đổi tất cả.

Cuộc sống gia đình

Lê Văn Tiết sinh ra trong gia đình có đông anh em. Nhà họ Lê thời ấy là gia đình thể thao. Cha ruột ông Lê Văn Tiết là ông Lê Văn Gặp là người đam mê quần vợt. Mặc dù thích quần vợt nhưng ông nhận thấy bóng bàn phù hợp với thể chất và vóc dáng người Việt Nam. Chính vì vậy ông đã định hướng cho các con chơi môn thể thao này. Cũng từ đây những người con của ông đã trưởng thành và trở thành những tuyển thủ từng vô địch bóng bàn Việt Nam Lê Văn Inh và Lê Thị Kim Tuyến và các kiện tướng như Lê Văn Tân và Lê Thị Kim Hoàng. Người con cả Lê Văn Tiết đã trở thành tay vợt xuất sắc của bóng bàn Việt Nam và cũng làm rạng danh cho bóng bàn nước nhà.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết là ai?
Lê Văn Tiết cùng với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu tạo nên thời điểm vinh quang nhất cho bóng bàn Việt Nam.

Chiều cao cân nặng VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết

VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Lê Văn Tiết

VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Lê Văn Tiết sinh ngày 13-7-1939 (85 tuổi).
VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Lê Văn Tiết sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) mèo (Kỷ Mão 1939). Lê Văn Tiết xếp hạng nổi tiếng thứ 65795 trên thế giới và thứ 15 trong danh sách Vận động viên bóng bàn nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1939 vào khoảng 19,6 triệu người.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Lê Văn Tiết


Kỳ quan bóng bàn Lê Văn Tiết chưa chịu gác vợt.

VĐV Lê Văn Tiết thời trẻ.

Huyền thoại Lê Văn Tiết xuất hiện tại Nhà thi đấu.

Lê Văn Tiết trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 

Các sự kiện năm 1939 và ngày 13-7

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Lê Văn Tiết

  • Đức xâm lược Ba Lan; chiếm Bohemia và Moravia; từ bỏ hiệp ước với Anh và ký kết hiệp ước không xâm lược kéo dài 10 năm với U.S.S.R.
  • Chiến tranh Nga-Phần Lan bắt đầu; Người Phần Lan để mất 1/10 lãnh thổ trong hiệp ước hòa bình năm 1940.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.

Ngày sinh Lê Văn Tiết (13-7) trong lịch sử

  • Ngày 13-7 năm 1793:
    Charlotte Corday người đồng tình với chủ nghĩa bảo hoàng đã đâm chết nhà cách mạng Pháp Jean Paul Marat trong bồn tắm.
  • Ngày 13-7 năm 1863: Cuộc bạo loạn dự thảo, phản đối sự ràng buộc không công bằng trong Nội chiến, bắt đầu ở thành phố New York.
  • Ngày 13-7 năm 1865: Bảo tàng Mỹ của P. T. Barnum, nơi trưng bày Tom Thumb và cặp song sinh gốc Xiêm Chang và Eng, đã bị hỏa hoạn thiêu rụi.
  • Ngày 13-7 năm 1930: Giải bóng đá World Cup đầu tiên bắt đầu ở Montevideo, Uruguay.
  • Ngày 13-7 năm 1943: Trận Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất trong lịch sử - với khoảng 6.000 xe tăng, 2.000.000 quân và 4.000 máy bay - đã kết thúc trong thất bại của quân Đức.
  • Ngày 13-7 năm 1977: Sự cố mất điện kéo dài 25 giờ đã tấn công thành phố New York, gây ra bạo loạn và cướp bóc trên diện rộng.
  • Ngày 13-7 năm 2003: Hội đồng quản trị lâm thời của Iraq được thành lập.
Hiển thị toàn bộ

Các Vận động viên bóng bàn nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hồ Chí Minh

Ghi chú về VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Lê Văn Tiết được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về VĐV bóng bàn Lê Văn Tiết có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: