Anh hùng chiến tranh Việt Nam Tôn Thất Thuyết
Tôn Thất Thuyết
Nơi sống/ làm việc: Quảng Đông
Ngày tháng năm sinh: ?-?-1839
XH chung: #79485
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Tôn Thất Thuyết biểu tự là Đàm Phu, là quan phụ chính dưới triều vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và vua Hàm Nghi của triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người đã phế lập Hiệp Hòa, Dục Đức, Kiến Phúc và Hàm Nghi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong hoàng tộc.
Năm 1869, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Tháng 7 năm sau, ông giữ chức Biện lý Bộ hộ, đến tháng 11 thì giữ chức Tán tương giúp Tổng thống quân đại thần Hoàng Tá Viêm đi "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, ông đã được phong chức "Quang lộc tự khanh" rồi làm Tán lý quân thứ ở Thái Nguyên. Cũng từ đây, ông chuyên hoạt động ở lĩnh vực quân sự, nổi tiếng qua các cuộc chiến đấu với những cánh quân chống lại triều đình Huế.
Tháng 12/1870, ông dần đầu đoàn quân đi đánh nhóm Đặng Chí Húng tại Thái Nguyên. Tháng 3/1872, ông và Trương Văn Để đánh bại quân Tàu Ô ở Hải Dương, giết chết Hoàng Tề. Tháng 8 cùng năm, ông đánh thắng toán giặc Khách tại Quảng Yên. Tháng 12/1873, ông và Hoàng Tá Viêm phục binh ở Cầu Giấy- Hà Nội, bắt và giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt Pháp đánh chiếm miền bắc lần thứ nhất là Francis Garnier.
Tháng 7/1874, ông và Hoàng Tá Viêm đàn áp hai cuộc nổi dậy của hai sĩ phu là Đặng Như Mai và Trần Tấn. Tháng 3/1875, ông dẹp tan cuộc khởi nghĩa tại Cổ Loa, Đông Anh, giết thủ lĩnh trận. Tháng 6 cùng năm, bức hàng nhóm Dương Đình Tín tại Thái Nguyên. Tháng 9, ông bắt sống viên tướng quân Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh tại Thái Nguyên... Với hành loạt công lao đối với triều đình và đất nước, ông được vua Tự Đức thăng quan. Đến năm 18883, ông đã giữ chức Thượng thư Bộ binh và tháng 6 cùng năm đã được cử vào Cơ Mật Viện.
Tháng 10/1875, khi ông đang giữ chức Tổng đốc Ninh-Thái, phái viên Pháp tại Hà Nội đã đề nghị triều đình Huế phải thay người, vua Tự Đức đã cử ông đi nơi khác. Từ năm 1876, ông bị bệnh nên muốn thôi không nhận việc quân và dâng sớ xin được đi tu. Năm 1883, vua Tự Đức viết di chúc truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, đồng thời phong Tôn Thất Thuyết là Đệ tam phụ chính đại Tần cùng Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành, chuyên trông coi và giúp đỡ vua bé.
Dưới thời vua Dục Đức, Tôn Thất Thuyết cùng Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức và lập Hiệp Hòa lên làm vua. Từ ngày về Huế tham dự việc triều chính, đặc biệt là sau khi vua Tự Đức qua đời, Tôn Thất Thuyết đã cố gắng biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não của phong trào kháng Pháp. Tuy nhiên vì lực yếu thế cô nên ông đành chịu đắng cay khi Hiệp Hòa ký Hòa ước Quý Mùi vào tháng 8/1883, và buông xuôi khi chứng kiến Kiến Phúc ký Hòa ước Giáp Thân vào tháng 6/1884. Cho tới khi Hàm Nghi lên ngôi vào ngày mồng 2 tháng 8 năm 1884, ông mới thực sự nắm được triều đình Huế đang gần như mất hết quyền lực vào tay người Pháp.
Tháng 8/1883, ông giữ chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước là Vệ Chính bá. Vì phản đối Hiệp ước Harmand được ký vào tháng 8/1883 nên ông bị Hiệp Hòa đổi sang làm Thượng thư Bộ lễ rồi Bộ Lại. Việc Hàm Nghi lên ngôi và vua Phúc Kiến chết cũng xuất phát từ ý đồ của ông nhằm hướng triều đình chủ trương kháng Pháp.
Dưới thời vua Hàm Nghi, ông được xem là cái gai trong mắt người Pháp. Đầu năm 1884, ông lập đội quân Phấn Nghĩa rồi giao cho Trần Xuân Soạn chỉ hủy để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố. Biết thực dân Pháp muốn loại bỏ mình, Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước nhằm giành thế chủ động. Ong đã phát động cuộc tấn công Pháp vào đêm ngày 4/7/1885, tại Huế, khi quân Pháp đang mở tiệc, tuy nhiên cuộc tấn công này đã thất bại. Sau đó, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương.
Ông giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ lãnh đạo phong trào chống Pháp xong, thấy lực lượng khán yếu nên đã để hai con của mình là tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp tiếp tục duy trì "triều đình Hàm Nghi" chống Pháp, còn ông cùng Ngụy Khắc Kiều và Trần Xuân Soạn tìm đường cầu viện. Họ vượt Hà Tĩnh đến Nghệ An rồi ra Thanh Hóa. Ông dừng chân tại Cẩm Thủy một thời gian rồi cùng Tôn Thất Hàm và Trần Xuân Soạn lên kế hoạch khởi nghĩa. Ông cử Trần Xuân Soạn ở lại phát triển phong trào ở Thanh Hóa rồi đến tổng Trịnh Vạn ở Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước rồi ở lại đó đến tháng 4/1886.
Từ đó, ông di chuyển đến thượng lưu sông Mã, tới châu Quan để gặp tù trưởng của đồng bào người Mường ở đây tên là Hà Văn Mao. Ông còn lên đường tới Vân Nam và Quảng Đông năm 1887 để cầu nhà Thanh giúp Việt nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, Hàm Nghi vị thuộc hạ của mình là Trương Quang Ngọc phản bội, hai con của ông theo hộ tống vua đều chết. Cuộc cầu viện của Tôn Thất Thuyết bất thành, nên ông đành tìm các người bạn lưu vong của mình để giữ phong trào trong nước.
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết hoạt động ở Trung Quốc, rồi qua đời vào ngày 22/9/1913.
Các mối quan hệ thân thiết
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Tôn Thất Thuyết sinh ngày ?-?-1839, mất ngày 22/1913, hưởng thọ 74 tuổi.
Anh hùng chiến tranh Việt Nam Tôn Thất Thuyết sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Tôn Thất Thuyết sinh ra tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Quảng Đông, nước Trung Quốc. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) lợn (Kỷ Hợi 1839). Tôn Thất Thuyết xếp hạng nổi tiếng thứ 79485 trên thế giới và thứ 30 trong danh sách Anh hùng chiến tranh Việt Nam nổi tiếng.
- Những người nổi tiếng tên Thuyết
- Những người nổi tiếng tên Thất Thuyết
- Những người nổi tiếng tên Tôn Thất Thuyết
/
Ảnh mộ của anh hùng chiến tranh Tôn Thất Thuyết
Ảnh chân dung anh hùng chiến tranh Tôn Thất Thuyết
Anh hùng chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhất
Cung hoàng đạo Song Ngư nổi tiếng
Con giáp tuổi Hợi
Sinh năm 1839
Sinh ở Thừa Thiên Huế
Bình luận:
Nội dung: