Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái

Thành Thái

Nơi sống/ làm việc: Thừa Thiên Huế

Ngày tháng năm sinh: 14-3-1879

XH chung: #75139

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái

Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái là ai?
Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, trị quốc từ năm 1889 đến năm 1907. Ông cùng vua Duy Tân, Hàm Ngi là 3 vị vua yêu nước từng bị đi đày tại ngoại quốc trong thời Pháp thuộc.
Nguyễn Phúc Bửu Lân còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chiêu, là người con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều. Ông là cháu nội của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y. Năm lên 4 tuổi, vua Dục Đức bị phế ngôi và chết trong nhà ngục. Năm 9 tuổi, ông ngoại của ông là quan Thượng thư bộ Hộ Phan Đình Bình, bị bua Đồng Khánh bắt giam vì mắng Đồng Khánh là kẻ nịnh bợ và thân Pháp. Bửu Lân cùng mẹ Từ Minh lên Kinh Độ, nhưng phải sống trong cảnh thiếu thốn và chịu quản thúc.
Ngày 28/1/1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh nặng qua đời. Con trai của vua Đồng Khánh là Bửu Đào mới được 3 tuổi nên không thể truyền ngôi. Triều đình Huế xin Tổng sứ Trung Bắc kỳ Pierre Paul Rheinart cho ý kiến. Lúc bấy giờ, Diệp Văn Cương đang là thông ngôn. Diệp Văn Cương là chồng của bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng vì thương hại vua Dục Đức nên đã tìm cách đưa Bửu Lân lên làm vua. Trong lúc phiên dịch, ông đã sửa lời thoại của Khâm Sứ Rheinart và Viện cơ mật nên Bửu Lân đã được chọn làm người kế vị.
Ngày 02/02/1889, Bửu Lân lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái, khi đó ông mới 10 tuổi. Triều Thành Thái có nhiều điểm khác trước, đó là lễ đăng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc, bởi vì ngọc tỷ đã bị vua Hàm Nghi đánh mất. Thành Thái được đánh giá là một vị vua cầu tiến, yêu nước và chống lại thực dân Pháp. Khác với các vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và đã cho con cái của mình học tiếng Pháp. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc ấy phục, đi xe hơi, lái ca nô, làm quen với văn hóa của Phương Tây. Ông được được xem là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi thăm cuộc sống của người dân.

Vua Thành Thái dần dần thể hiện tinh thần dân tộc rất cao. Ông ghét những quan lại xu phụ. Dưới triều của ông tuy vẫn có những cuộc vận đống kháng Pháp, nhưng nói chung Việt Nam khi đó đã dần đi vào ổn định. Chính vì thế, nhiều công trình mới được xây dựng. Đặc biệt là ở kinh đô Huế, các trường Quốc học, bệnh viện, cầu Tràng Tiền.... đều được xây dựng vào thời điểm này.

Khi Thành Thái thực hiện các ý tưởng cấp tiến, chính quyền thực dân Pháp bắt đầu lo ngại và tìm mọi cách ngăn trở ông. Ông đã nhanh ý giả hành động như một người mất trí. Khi bản vẽ vũ khí của ông vị quân Pháp phát hiện, ông đã giả vị điên rồi xé nát các bản vẽ. Người Pháp nhân cơ hội này đã bảo ông bị điên rồi ép ông thoái vị, nhường lại ngai vàng cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng với ông rằng, họ đã biết ông có ý định chống Pháp nên không thể để ông tiếp tục làm vua. Còn nếu Thành Thái vẫn muốn giữ ngai vàng thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với dân chúng là có âm mưu chống lại Pháp, nay đã hồi tâm chuyển ý. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo này đi và thẳng thừng từ chối.

Ngày 29/7/1907, Thành Thái không phê duyệt việc Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư đã bổ nhiệm một số quan lại nên Lévêque đã tuyên bố truất ngôi của Thanh Thái và quản thúc ông trong Đại nội. Từ đó, một Hội đồng phụ chính do Trương Như Cương đứng đầu đã được thành lập. Ngày 3/9/1907, triều thần đã thực hiện cảnh dâng vua dự thảo thoái vị do chính quyền Pháp yêu cầu. Trong dự thảo thoái vị có chữ ký có chữ ký của tất cả các đại thần trừ Ngô Đình Khả. Sau khi xem xong bản dự thảo, vua Thành Thái đã viết hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.

Ngày 12/9/1907, Thành Thái vị đưa đến Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay) để quản thúc. Năm 1916, ông vị đày đến đảo Réunion cùng con trai của ông là vua Duy Tân. Ông và gia đình đã thuê một căn nhà tại thành phố Saint Denis ở đảo Réunion. Thành Thái và Hoàng phi Chí Lạc đã dạy các con tiếng Việt, và cách chơi các loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.

Thành Thái qua đời ngày 20/3/1954 tại Sài Gòn, thi hài của ông được an táng tại khuôn viên thành An Lăng của tỉnh Thừa Thiên.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái

Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Thành Thái

Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Thành Thái sinh ngày 14-3-1879, mất ngày 20/1954, hưởng thọ 75 tuổi.
Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Thành Thái sinh ra tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) mèo (Kỷ Mão 1879). Thành Thái xếp hạng nổi tiếng thứ 75139 trên thế giới và thứ 22 trong danh sách Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Các sự kiện năm 1879 và ngày 14-3

Ngày sinh Thành Thái (14-3) trong lịch sử

  • Ngày 14-3 năm 1743: THE FIRST TOWN HALL được tổ chức họp ở Boston, Massachusetts, tại Faneuil Hall.
  • Ngày 14-3 năm 1794: Rượu gin bông đã được cấp bằng sáng chế bởi Eli Whitney.
  • Ngày 14-3 năm 1939: Cộng hòa Tiệp Khắc bị giải thể, sớm bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
  • Ngày 14-3 năm 1950: Danh sách “Mười kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất” của FBI đã ra mắt lần đầu tiên.
  • Ngày 14-3 năm 1958: Đĩa đơn "Catch a Falling Star" của Perry Como đã trở thành đĩa vàng RIAA đầu tiên.
  • Ngày 14-3 năm 1964: Jack Ruby bị kết tội giết Lee Harvey Oswald, người được cho là kẻ ám sát Tổng thống John F. Kennedy.
  • Ngày 14-3 năm 1990: Quốc hội Liên Xô đã bầu Mikhail Gorbachev vào vị trí tổng thống mới được thành lập và đầy quyền lực.
Hiển thị toàn bộ

Các Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Thừa Thiên Huế

Ghi chú về Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Thành Thái được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Hoàng Đế Việt Nam Thành Thái có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: