Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nguyễn Đình Phúc

Nơi sống/ làm việc: Hà Nội

Ngày tháng năm sinh: 20-8-1919

XH chung: #87270

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc là ai?
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc còn có bút danh khác là Nguyễn Thơ. Ông không chỉ là một nhạc sĩ, mà còn được viết đến với vai trò là một họa sĩ, nhà thơ Việt Nam. Ông là nguyên uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 3. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1942, Nhạc phẩm đầu tay "Cô lái đò" phổ từ thơ của nhà thơ Nguyễn Bính, ra mắt công chúng. Ca khúc này được các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng thể hiện như: Tào Mạt, Thương Huyền, Khánh Ly, Thái Thanh, Sĩ Phú.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ca khúc "Quân tiên phong" của ông được dùng làm bài hát chính thức của Đại đoàn quân tiên phong. Các ca khúc phổ biến khác được sáng tác thời kỳ này như: Chiến sĩ Sông Lô, Bình Ca...
Thời kì kháng chiến chống Mỹ, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã viết ca khúc nổi tiếng "Tiếng đàn bầu" thơ Lữ Giang, Nhớ anh giải phóng quân (với bút danh Nguyễn Thơ), Gửi anh đi đầu quân. Trong đó, ca khúc "Tiếng đàn bầu" là một ca khúc rất nổi tiếng và là ca khúc gắn liền với tên tuổi của nghệ sĩ Kiều Hưng và ca sĩ Trọng Tấn. Ca khúc "Gửi anh đi đầu quân", đoạt Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm 1984.
Ngoài sáng tác ca khúc, Nguyễn Đình Phúc còn sáng tác khí nhạc, nhạc phim. Ông là một trong những nhạc sĩ viết nhạc phim đầu tiên của Việt Nam. Ông là tác giả của bản nhạc phim trong phim tài liệu "Nước về Bắc Hưng Hải" và bộ phim truyện đầu tiên "Chung một dòng sông". Ông cũng chính là tác giả của bản nhạc trong phim hoạt hình" Nàng Ngà" - Một bộ phim đoạt giải thưởng Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam. Ông còn sáng tác nhạc phim cho phim "Lửa trung tuyến".
Trong lĩnh vực khí nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã sáng tác một số bản giao hưởng như: Việt Nam trên đường nở hoa, Giao hưởng số 1, Concerto cho violon, Concerto cho cello, Giao hưởng số 2 cho dàn nhạc dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập tự do...
Trong lĩnh vực hội họa, Nguyễn Đình Phúc đã đoạt giải nhất với bức tranh Chú bé thổi sáo tại phòng triển lãm Đông Dương ở Hà Nội, năm 1943. Ông là một hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung các văn nghệ sĩ Việt Nam như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Văn Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tô Hoài,Vũ Trọng Phụng.... Nguyễn Đình Phúc cũng đã tổ chức một triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ và in một tuyển tập gồm 80 bức tranh (do bà S. Letch, một nhà sưu tập người Mỹ, tài trợ).
Trong lĩnh vực văn học, Nguyễn Đình Phúc đã cho xuất bản một số tập thơ như "Lá hát" và "Thư tình không gửi". Ông còn tham gia nghiên cứu về văn hoá truyền thống của các dân tộc miền núi và văn hoá Lào, Campuchia. Ông là tác giả của một số sách như Sổ tay Văn nghệ, Vài nét về văn nghệ truyền thống Campuchia: Ca – Múa - Nhạc... Tiếng nói của bàn tay (nghiên cứu về xem bàn tay).
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc qua đời, ngày 28 tháng 5 năm 2001, hưởng thọ 82 tuổi.

Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

Ông theo học trường tiểu học Hàng Vôi, sau học trung học Thăng Long, rồi học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tại đây, ông theo học hội họa, đồng thời học đàn với nhạc sĩ người Nga lưu vong Sibirev. Học ở trường hoạ ít lâu thì ông bị đuổi khỏi trường do chống lại thầy giáo người Pháp xúc phạm dân An Nam.

Cuộc sống gia đình

Ngày 19/8/1949, Ông kết hôn cùng vợ là bà Trần Thị Bảo quê ở Thái Nguyên.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc là ai?
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc và đại tướng Võ Nguyên Giáp có mối quan hệ thân tình.

Chiều cao cân nặng Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Đình Phúc

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Nguyễn Đình Phúc sinh ngày 20-8-1919, mất ngày 28/2001, hưởng thọ 82 tuổi.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Nguyễn Đình Phúc sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con (giáp) dê (Kỷ Mùi 1919). Nguyễn Đình Phúc xếp hạng nổi tiếng thứ 87270 trên thế giới và thứ 1026 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Một số hình ảnh về Nguyễn Đình Phúc


Ảnh vẽ nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc khi còn sống

Chân dung Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nguyễn Đình Phúc trong bảng xếp hạng

Bình luận


Bình luận:
(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)
Tên bạn:
Nội dung:

 

Các sự kiện năm 1919 và ngày 20-8

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Đình Phúc

  • Hiệp ước Versailles, kết hợp với dự thảo Hiệp ước Liên đoàn các quốc gia của Woodrow Wilson, được các Đồng minh và Đức ký kết; bị Thượng viện Hoa Kỳ từ chối.
  • Tu chính án thứ 18 (Cấm) đã được thông qua. Bối cảnh: Sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ
  • Mahatma Gandhi khởi xướng các chiến dịch Satyagraha, bắt đầu phong trào phản kháng bất bạo động chống lại sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Ngày sinh Nguyễn Đình Phúc (20-8) trong lịch sử

  • Ngày 20-8 năm 1964: Là một phần trong các chính sách về Xã hội vĩ đại của mình, Lyndon B. Johnson đã ký Đạo luật Cơ hội Kinh tế, cùng với những điều khác, thiết lập chương trình Khởi đầu.
  • Ngày 20-8 năm 1968: Liên Xô và các quốc gia thuộc Khối Warszawa khác xâm lược Tiệp Khắc.
  • Ngày 20-8 năm 1977: Tàu thăm dò vũ trụ Voyager 2 đã được phóng. Nó vẫn tiếp tục khám phá cho đến ngày nay, và hiện cách Trái đất hơn 7 tỷ dặm.
  • Ngày 20-8 năm 1980: Reinhold Messner người Ý đã thực hiện thành công lần đầu tiên leo lên đỉnh Everest một mình mà không cần bình dưỡng khí.
  • Ngày 20-8 năm 1998: Tên lửa hành trình của Mỹ đã bắn trúng các căn cứ bị nghi ngờ là khủng bố ở Afghanistan và Sudan.
  • Ngày 20-8 năm 2000: Tiger Woods vô địch PGA Championship khi trở thành tay vợt đầu tiên kể từ Ben Hogan năm 1953 vô địch ba chuyên ngành trong một năm.
Hiển thị toàn bộ

Các Nhạc sĩ nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nội

Ghi chú về Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Đình Phúc được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com.
Website liên kết: