Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên

Phùng Chí Kiên

Nơi sống/ làm việc: Bắc Kạn

Ngày tháng năm sinh: 18-5-1901

XH chung: #69468

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tiểu sử Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên

Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên là ai?
Phùng Chí Kiên tên thật là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Nguyễn Văn Liễu, là một nhà cách mạng và nhà quân sự người Việt Nam. Ông là vị tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 1925 đến năm 1927, khi Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng Chí Hội tại Quảng Châu - Trung Quốc, ông được cử về Nghệ Tĩnh hoạt động. Tháng 10/1926, ông cùng một số hội viên khác được giới thiệu sang Quảng Châu để tham gia lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, sau đó vào học tại Trường Quân sự Hoàng Phố.

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch khủng bố cộng sản nên nhà trường phải đóng cửa. Ông cùng một số cán bộ Việt Nam đã gia nhập quân cộng sản, đồng thời tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu diễn ra vào ngày 12/12/1927 do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, ông giữ chức Đại đội trưởng Hồng quân công nông Trung Quốc. Cuộc bạo động này thất bại, quân cách mạng đã rút quân về xây dựng Khu Xô Viết tại huyện Lục Phong và Hải Phong.

Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 2/1931, được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu, Phùng Chí Kiến tham gia lớp học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Tuy nhiên, khi tới Mãn Châu, ông đã bị quân phát xít Nhật bắt giam gần 1 năm tù. Sau khi được thả tự do, ông đổi tên thành Can rồi tiếp tục lên đường sang Liên Xô tiếp tục việc học.

Từ năm 1933- 1934, ông học tại Trường Đh Phương Đông tại Moskva. Năm 1934, Phùng Chí Kiên trở về Hương Cảng và tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương cùng Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ I tổ chức tại Áo Môn - Trung Quốc vào năm 1935. Trong kỳ Đại hội này, ông được bầu vào Thường vụ Ban Chấp Hành Trung ương phụ trách công tác đảng tại nước ngoài.

Năm 1936, ông vào Sài Gòn cùng Hà Huy Tập chỉ đạo phong trào cách mạng tại Đông Dương theo nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, và nghị quyết ngày 16/7/1936 của Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng, với mục đích đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình cho người dân.

Năm sau đó, ông sang Hương Cảng công tác, sử dụng tấm thẻ căn cước có tên Phùng Nguôn Vĩnh, nhưng đã bị cảnh sát Anh bắt giữ và trục xuất. Năm 1938, ông tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và xuất bản tờ báo Đồng Thanh tại Côn Minh - Trung Quốc. Đầu năm 1940, ông cùng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Công Minh. Ông đã nhiều lần đưa Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nơi như Khai Viễn, Mông Tự, Chi Thôn, Nghi Lương... của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Tháng 6/1940, ông và Nguyễn Ái Quốc về Tĩnh Tây, đó là một thị trấn của tỉnh Quảng Tây có biên giới giao với Trung Quốc - Việt Nam để chuẩn bị về nước khi thời cơ đến.

Ngày 28/1/1941, ông và Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, Ông đã tổ chức một số lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ Việt Minh cho tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, và một số tỉnh miền xuôi. Tháng 5/1941, ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và đã được bầu làm thành viên Ban Chấp hành Trung ương.

Cuối tháng 6/1941, thực dân Pháp huy động khoảng 4 nghìn quân, chia thành ba mũi tấn công mở cuộc vây quét các khu căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và các lực lượng vũ trang mới hình thành. Các cơ sở bí mật của Trung ương Đảng và Cứu quốc quân liên tục bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong một cuộc họp khẩn ở Khuổi Nọi (thuộc xã Vũ Lễ), Ban chỉ huy Cứu quốc quân đã cử một tổ bảo vệ hộ tống các cán bộ lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản về xuôi an toàn.

Ông được cử làm chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, đánh một số trận càn lớn của thực dân Pháp. Vì sự chênh lệnh lực lượng và Vũ Khí nên Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhau đã để lại một tiểu đội để chặn đối phương, còn hai tiểu đội khác tiến lên phá vòng vây để mở đường rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 19/8/1941, đội quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri đi qua Pò Kép - Bắc Kạn, thì bị đối phương phục kích nhưng may mắn thoát được. Ngày 21/8 cùng năm, đơn vị tiếp tục bị phục kích vào bao vây tại xã Bằng Đức khi đang trên đường đi Cao Bằng. Lương Văn Tri bị thương và hy sinh. Phùng Chí Kiên dù bị thương nặng nhưng vẫn bắn chặn quân đối phương để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Ông bị bắt, và bị đối phương chặt đầu vào ngày 22/8/1941. Quân Pháp đã mang đầu của ông cắm ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp tinh thần của cán bộ và quân lính địa phương.

Ông được nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng ba. Sau hơn 62 năm ngày mất, ông được chính phủ nước Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam ra quyết định phong làm cán bộ quân đội cấp tướng vào tháng 11/2013. Tên của ông được đặt cho các con đường ở nhiều tỉnh thành trong nước như Hà Nội, Huế, Thái Nguyên, Hải Dương... để tưởng nhớ tới những công lao của ông đối với đất nước.


 
 

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên

Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Phùng Chí Kiên

Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Phùng Chí Kiên sinh ngày 18-5-1901, mất ngày 22/08/1941, hưởng thọ 40 tuổi.
Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Phùng Chí Kiên sinh ra tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Anh sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bắc Kạn, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) trâu (Tân Sửu 1901). Phùng Chí Kiên xếp hạng nổi tiếng thứ 69468 trên thế giới và thứ 8 trong danh sách Anh hùng chiến tranh Việt Nam nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/
 
 

Các sự kiện năm 1901 và ngày 18-5

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Phùng Chí Kiên

  • Nữ hoàng Victoria qua đời vào ngày 22 tháng 1 sau thời gian trị vì gần 64 năm và được kế vị bởi con trai của bà, Edward VII.
  • Cuộc nổi dậy của Boxer chính thức kết thúc vào ngày 7 tháng 9 với việc ký kết Hòa ước Bắc Kinh.

Ngày sinh Phùng Chí Kiên (18-5) trong lịch sử

  • Ngày 18-5 năm 1642: Thành phố Montreal thuộc Canada ngày này được thành lập do những người Pháp.
  • Ngày 18-5 năm 1804: Napoléon Bonaparte được Thượng viện Pháp tuyên bố là Hoàng đế của Pháp.
  • Ngày 18-5 năm 1896: Tòa án tối cao khẳng định sự phân biệt chủng tộc trong vụ Plessy kiện Ferguson là "tách biệt nhưng bình đẳng."
  • Ngày 18-5 năm 1920: Giáo hoàng John Paul II sinh ra gần Krakow, Ba Lan.
  • Ngày 18-5 năm 1953: Jacqueline Cochran trở thành người phụ nữ đầu tiên bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.
  • Ngày 18-5 năm 1974: Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 trở thành cường quốc hạt nhân.
  • Ngày 18-5 năm 1980: Núi St. Helens, ở bang Washington, đã phun trào sau 123 năm không hoạt động.
  • Ngày 18-5 năm 1994: Quân đội Israel rút khỏi dải Gaza sau 3 thập kỷ chiếm đóng và người Palestine tiếp quản.
  • Ngày 18-5 năm 2000: Một dự luật cuối cùng đã được thông qua đã loại bỏ lá cờ Liên minh miền Nam khỏi nhà nước Nam Carolina.
  • Ngày 18-5 năm 2003: Tổng thống Megawati Sukarnoputri của Indonesia tuyên bố thiết quân luật và gửi 30.000 quân vào Aceh.
  • Ngày 18-5 năm 2004: Sonia Gandhi đã gây choáng cho đảng của mình, Quốc hội Ấn Độ, khi từ chối chấp nhận chức thủ tướng của Ấn Độ.
Hiển thị toàn bộ

Các Anh hùng chiến tranh Việt Nam nổi tiếng khác

Người nổi tiếng sinh ở Nghệ An

Ghi chú về Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Phùng Chí Kiên được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Anh hùng chiến tranh Việt Nam Phùng Chí Kiên có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mail.nguoinoitieng.tv@gmail.com
Website liên kết: